BIÊN BẢN ĐẠI HỘI RÔMA 2022

Thứ năm - 27/10/2022 20:09
BIÊN BẢN ĐẠI HỘI RÔMA 2022

Quý anh chị em thân mến,
 
            Sau những sự kiện phong phú và ấn tượng của Lễ Phong thánh và Đại hội quốc tế của chúng ta, “cuộc sống Nazareth” của chúng ta lại tiếp tục tại nơi chúng ta đang sống, tại các thành phố, các vùng lân cận, các cộng đoàn của chúng ta.

            Chúng tôi hy vọng tất cả quý anh chị vẫn an mạnh, cũng như các nhóm và hội dòng của quý anh chị vẫn tiến triển tốt!  Hiện nay các chị Régine, Brigitte và Giuliana sẽ tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ của văn phòng AFS.

Như chúng ta đã quyết định tại Roma, là chúng tôi sẽ đảm nhận công việc của Ban Thư ký do Marianne thực hiện cho đến nay. Một lần nữa xin cảm ơn Marianne vì công việc của Chị trong Hiệp hội. Anh Gotthard, Tiểu Đệ Phúc Âm đảm nhận vai trò kế toán.

Xin đính kèm đây Biên bản của Đại Hội vừa qua của chúng ta tại Roma.

            Chúng tôi đã liên hệ với Kho lưu trữ “Charles de Foucauld” ở Viviers để ký gửi các tài liệu Lưu trữ của Hiệp hội AFS  mà Marianne đang giữ. Họ đã đồng ý rồi.

Đầu tháng 6, Giuliana đã tham gia cuộc họp cuối cùng của nhóm Ý chuẩn bị lễ Phong thánh: kết quả rất khả quan, chúng tôi ghi nhận sâu sắc sự cộng tác tuyệt vời của mọi người và trong các lĩnh vực khác nhau.  Tài khoản ngân hàng của Ý đã được mở dịp lễ phong thánh sẽ sớm bị đóng lại: xin cảm ơn tất cả quý anh chị đã quảng đại đóng góp để có thể trang trải mọi chi phí tổ chức lễ và tặng quà cho Đức Giáo hoàng Phanxicô 10.000 euro, ngoài số tiền 5.000 mà chúng tôi đã trình bày trước Đại Hội ngày 18 tháng 5.

            Xin hết lòng cảm ơn về lòng hảo tâm của tất cả quý anh chị !! Chúng tôi cũng gửi kèm theo lời cảm ơn ngắn gọn mà Đức Giáo hoàng đã gửi đến chúng ta.

            Sau những ngày nghỉ lễ, văn phòng bắt đầu một năm mới sẽ nhẹ nhàng hơn những năm trước. Chúng tôi dự định gửi tin tức về các nhóm vào cuối năm nay; Xin vui lòng gửi cho chúng tôi các thông tin trước ngày 1 tháng 11 theo địa chỉ sau: afs.foucauld@gmail.com

 Hẹn gặp lại.

Thân ái, trong sự hiệp thông cầu nguyện
Regine, Brigitte và Giuliana
 
BIÊN BẢN
ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THIÊNG LIÊNG CHARLES DE FOUCAULD
Rôma, ngày 16-20.05.2022
 
Thứ Hai ngày 16 tháng 5
 
Gặp gỡ nhóm Ý
Tiếng vang về việc phong thánh: thủ tục, chuẩn bị, ngân sách.
 
Thứ Ba ngày 17 tháng 5
 
Trình bày về hiện tình các Nhóm (theo hồ sơ)
 
1/- Tu Hội Đời Jesus Caritas do Chị Maïté, Tổng Phụ Trách từ năm 2019.
           
            Tu Hội được thành lập tại Ars vào năm 1952 do Chị Margot Poncet với sự hỗ trợ của Cha René Voillaume và Đức Cha de Provenchères. Chúng tôi gặp nhau mỗi tháng theo từng nhóm nhỏ, nơi chúng tôi trải nghiệm cuộc sống huynh đệ và kiểm điểm cuộc sống. Chúng tôi có khoảng 200 thành viên, rải rác trên 5 lục địa ở 25 quốc gia với các thành viên đôi khi bị cô lập ở một quốc gia (ví dụ: Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Haiti, v.v.). Đó là một đời sống giáo dân tận hiến được neo chặt trong lời cầu nguyện và đời sống Nazareth.
             Những thách đố:
• Chiều kích quốc tế: tổ chức các cuộc họp, đặc biệt là các cuộc họp liên lục địa (nhiều rắc rối về hành chính, thay đổi hoặc hủy chuyến bay vào phút chót); thành công trong việc quản trị liên văn hóa.
• Sống sót hàng ngày là một thách thức thường trực đối với một số chị em của chúng tôi ở Peru, Venezuela, Haiti, v.v.
• Đào tạo những người mới đến. Họ đôi khi ở trong những khu vực không có tình huynh đệ, thậm chí đôi khi không có thành viên của Gia đình thiêng liêng. Sự già đi của các thành viên của chúng tôi ở Châu Âu.
             Niềm vui:
• Sự trung thành của những người lớn tuổi của chúng tôi. Chúng tôi vẫn có những trưởng lão đã trải qua thời kỳ đầu của tình huynh đệ. Đó là gia sản quý báu.
• Sự đồng hành tinh thần của Giám mục Claude Rault
• Sức sống của một vài khu vực như ở Pháp, Burkina, Chile, Ba Lan...

2/- Tiểu Muội Nazareth của Johanna, Tổng Phụ Trách.
 
            Johanna cho biết huynh đoàn khai sinh năm 1958: một nhóm gồm 41 tiểu muội (3 người Li-băng và 38 người Bỉ). Hôm nay chúng tôi có một huynh đoàn ở Colombia, hai huynh đoàn ở Li-băng, một ở Pháp và sáu ở Bỉ. Sự lão hóa của chị em làm thay đổi cuộc sống của huynh đoàn: sống trong nhà nhiều hơn là ở ngoài. Chúng tôi đang tìm một cách để chấp nhận thực tế chúng tôi đang sống. Trong tương lai chúng tôi chú tâm sống gần Chúa và trong tình liên đới với bên ngoài của huynh đoàn.
             Trong đại dịch, chúng tôi đã phải sắp xếp lại rất nhiều thứ. Thông thường, chúng tôi có 6 ngày cuối tuần để tĩnh tâm mỗi năm và mỗi tháng có một buổi chiều lo việc thiêng liêng. Chúng tôi phải dừng lại nhưng đó là một lời kêu gọi để ở gần nhau. Chúng tôi đã thay thế những ngày cuối tuần tĩnh tâm bằng những ngày tĩnh tâm từ xa: mỗi huynh đoàn có thể theo dõi và chia sẻ từ các bản ghi âm. Kể từ tháng 11, chúng tôi đã tiếp tục đào tạo vào cuối tuần. Đại Hội đã bị hoãn lại từ năm 2021 đến năm 2022. Chủ đề sẽ là "Hãy ra chỗ nước sâu". Trong suốt 2 năm chuẩn bị, chúng tôi đã xem xét thực tế của chúng tôi với tư cách Huynh đoàn Tiểu muội Nazareth trong đời sống cộng đoàn, trong sự hiệp thông với Giáo hội, trong tình huynh đệ trong cuộc sống hàng ngày với một trái tim tự do. Để chuẩn bị cho đại hội, ngoài hội đồng cố vấn còn có khoảng hai mươi tiểu muội khác đã họp nhau. Vào tháng Hai, chúng tôi sẽ gặp nhau trong một ngày cuối tuần để chia sẻ các nguyện vọng của chúng tôi xung quanh cuộc sống tình huynh đệ cũng như các cơ cấu và việc điều hành của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng khoảng tháng Sáu tất cả các Tiểu Muội đều có thể tham dự đại hội.
 
3/- Tiểu Muội Thánh Tâm Chúa Giêsu do Geneviève, từ nhóm sáng lập,
 
            Tôi đến từ Trung Phi. Huynh đoàn của chúng tôi được khai sinh ở Bangui vào năm 1977 từ một nhóm các cô gái mà tôi là thành viên. Chúng tôi sống trong ký túc xá. Vào cuối thời gian học tập, ủy ban ơn gọi mời chúng tôi chọn lựa hội dòng cho mình. Chỉ có các hội dòng quốc tế. Chúng tôi không muốn đến đó, chúng tôi muốn được đào tạo trong môi trường của chúng tôi, bởi vì là sinh viên, nên khi chúng tôi thấy các nữ tu được đào tạo trong các hội dòng quốc tế trở về, họ đã rời bỏ cộng đồng. Chúng tôi không biết rằng phải có một linh đạo để bắt đầu một đời sống tu trì, nguyện vọng của chúng tôi là sống Phúc Âm trong môi trường của chúng tôi, để mọi người không sợ đến với chúng tôi trong cộng đồng. Theo yêu cầu của các giám mục, các Nữ tu dòng Chúa Quan phòng ở Ribeauvillé đồng ý biệt phái hai nữ tu đào tạo chúng tôi. Sau khi lắng nghe nguyện vọng của chúng tôi, một chị đã viết thư cho cha Voillaume vì chị thấy rằng nó phù hợp với linh đạo của Charles de Foucauld. Ngài đã phái một chị Tiểu Muội Phúc Âm tới. Chị ấy cung cấp cho chúng tôi những điều cần thiết và rời đi sau 3 tháng, vì bệnh sốt rét. Chúng tôi phải bắt đầu thời kỳ tập. Đó là hội dòng đầu tiên của giáo phận. Các giám mục, rất vui khi có một hội dòng được khai sinh trong giáo phận của mình, nên đã cấp cho một ngôi nhà, mà bây giờ là nhà mẹ. Chúng tôi bắt đầu thời kỳ nhà tập. Ủy ban ơn gọi yêu cầu chúng tôi đến nhà các Tiểu Muội Chúa Giêsu, hay các Tiểu Muội Phúc Âm để thực hiện thời gian nhà tập của chúng tôi, nhưng cha Voillaume đã quyết định để chúng tôi tập tu tại chỗ, trong một khu vực đông dân cư. Đây là cách chúng tôi bắt đầu. Bây giờ Huỳnh đoàn của chúng tôi đã tròn 25 tuổi. Nhiều người đã vượt qua nhưng một số lại thấy rằng đó không phải là ơn gọi của họ. Chúng tôi có 4  thỉnh sinh và 5 người vẫn đang đi học.
 
4/- Môn đ Phúc Âm do Antonella, Tổng Phụ Trách .
 
             Các Môn đệ Phúc Âm được khai sinh ở miền bắc nước Ý vào năm 1973, sau Công đồng Vatican II, từ tám chị em rời bỏ một hội dòng khác để thực hiện các lời kêu gọi của Công đồng (tầm quan trọng của Lời Chúa, sự quan tâm đến người nghèo). Họ bắt đầu bằng cách đắm mình trong Lời Chúa và quan tâm đến người nghèo, sau đó họ được Tiểu đệ Carlo Carretto giúp đỡ. Họ biết Carlo Carretto nhưng không hẳn là biết Charles de Foucauld. Một linh mục khuyến khích họ khám phá C de Foucauld bằng cách nói với họ rằng họ đã sống theo linh đạo của ngài rồi. Họ đọc và nhận ra đúng là mình đang sống trong linh đạo của Cha Charles: cầu nguyện và chiêm niệm - chú tâm đến những lời mời gọi của Thiên Chúa nơi chúng ta đang ở, những tiếng kêu của người lân cận - để tiếp đón, đặc biệt là những người phụ nữ sống bấp bênh, nhưng cũng để đến với mọi người tiếp đón mình, để chia sẻ - truyền giáo qua cuộc sống Nazareth.
            Chúng tôi hội nhập vào các giáo xứ bằng sự hiện diện để giúp việc đào tạo tâm linh và người nghèo. Chúng tôi đưa ra các đề xuất để đồng hành với các nhóm trong mục vụ.
              Và vào năm 2007, chúng tôi được gia  nhập Hiệp Hội Gia Đình Thiêng Liêng CdF. Chúng tôi có 50 chị em trong 13 huynh đoàn ở Ý, một ở Viviers bên Pháp và ở các quận phía bắc Marseilles, và chúng tôi đã mở được một huynh đoàn ở Algiers và một ở Albania.
Niềm vui của chúng tôi : đó là cuộc sống huynh đệ ngày càng phát triển và có thể chia sẻ nó với những người khác; các bạn trẻ xin gia nhâp (9 em đang trong thời gian đào tạo).
Chúng tôi lưu tâm xuất bản các tác phẩm của Charles de Foucauld bằng tiếng Ý theo quyền hạn và giáo phận Milan.
 
5/- Tiểu Đệ Thánh Giá do Gilles, Phụ Trách.
 
         Huynh đoàn được thành lập vào năm 1980 do một linh mục giáo phận nhằm sống theo linh đạo của Cha Cd F trong một khuôn khổ tu viện nghiêm ngặt. Cũng như đối với Cha Charles, có những thứ đã phát triển theo thời gian, chúng tôi ngày càng trở nên cởi mở hơn để đón tiếp những người khác. Chúng tôi dựng lên những nhà nghỉ bằng gỗ trên núi, đối diện với tu viện, ở giữa rừng. Chúng tôi đón tiếp mọi gia đình tin hay không tin. Họ đã đến tu viện và chúng tôi đã thấy một điều gì đó khá phi thường ở họ. Điều đó cũng cho phép chúng tôi có một số lượng lớn tình nguyện viên có một nhà gỗ riêng.

          Những thách thức và niềm vui:
• Lúc đầu, các anh lớn sợ rằng nó sẽ ảnh hưởng đời sống tu viện nhưng nó đã xảy ra gần như ngược lại; chúng tôi đã đón tiếp nhiều người vào bên trong tu viện của chúng tôi hơn trước kia. Đối với CdF, sống đời sống tu viện và lòng hiếu khách vẫn là một thách đó. Trong thời gian dịch Covid, chúng tôi đã đóng cửa khách sạn nhưng không đóng cửa các nhà nghỉ (gỗ). Vả lại, đại dịch còn cho phép chúng tôi trải nghiệm một cái gì đó rất mạnh mẽ giữa chúng tôi, trong một mạch khép kín, cuộc sống huynh đệ thậm chí còn mạnh mẽ hơn.
• Một thách thức khác: đi đến với những người nghèo nhất. Chúng tôi có những người trẻ nhưng chúng tôi cũng đón tiếp cả những người gặp khó khăn đã trở thành trụ cột của cộng đồng. Chúng tôi thấy họ cởi mở hơn và khi họ ở với chúng tôi thì không còn là cộng đoàn nữa. Thách thức là tìm ra sự cân bằng.
• Chúng tôi đã được ơn là được chấp nhận ở cấp giáo phận. Chúng tôi không còn có linh mục trong cộng đoàn nhưng hàng ngày chúng tôi vẫn có Thánh lễ.
 
6/- Tiểu Muội Thánh Tâm do Bénédicte, Tổng Phụ Trách.
 
        Huynh đoàn chúng tôi được khai sinh năm 1933, do một góa phụ người Bỉ thành lập. Bà là người đã khám phá ra cuộc đời của C de Foucauld nhờ cuốn Tiểu sử do văn sĩ René Bazin xuất bản. Quy tắc là "sống đời sống Thánh Thể giữa lòng thế giới, sống cuộc sống của Chúa Giêsu tại Na-da-rét và chia sẻ niềm hy vọng cứu rỗi với những người mà bạn đang chung sống". Ngày nay chúng tôi là một nhóm nhỏ 24 người, chúng tôi đã có 3 ca tử vong vì covid vào năm 2021. Chúng tôi có mặt ở 4 quốc gia: Tamanrasset, Bolivia, Tây Ban Nha và Pháp trong vùng Paris. Có một nhận thức chung về sự mong manh của chúng tôi, một sự năng động tổng thể những chị em đang ở vị trí của họ ngày nay, đang sống, đang cầu nguyện, bắt nguồn từ Thiên Chúa ở Nazareth, sống tình huynh đệ và tình bạn với những người xung quanh. Định hướng thiết yếu của chúng tôi ngày nay là hướng tới sự tiếp đón. Chúng ta cần những người khác để sống và chúng ta cũng có ước muốn được chia sẻ những gì làm cho chúng ta sống. Điều này được thể hiện cụ thể qua dự án tiếp tân ở Tamanrasset, nơi nhà huynh đệ đã được xây lại để đón tiếp những phụ nữ muốn dành thời gian, ít nhất một năm, để chia sẻ cuộc sống, cầu nguyện, một sự hiện diện kitôgiáo đặc biệt đối với phụ nữ và gia đình có trẻ em khuyết tật. Chúng tôi cũng trải nghiệm dự án đón tiếp này trên đảo St Denis và ở St Denis, nơi chúng tôi chia sẻ cuộc sống huynh đệ của mình với những người phụ nữ tìm kiếm những sự thiêng liêng, chúng tôi xác định với họ những gì họ muốn sống với chúng tôi trong thời gian tối đa là một năm. Việc đón tiếp cũng được triển khai bằng cách tìm cách sống liên đới với những giáo dân thánh hiến, một hình thức khác của đời sống huynh đệ.
          Đó là một bước dò dẫm, rất nhỏ bé.
          Đối với các bậc đàn chị, chúng tôi đã điều chỉnh những nơi thích hợp để họ ở lại trong huynh đoàn càng lâu càng tốt.
Những thách thức:
  • Tiếp tục đón tiếp giữa sự bấp bênh của chúng tôi. Đón tiếp những ai tìm chia sẻ cuộc sống hàng ngày của chúng tôi, đó là là một thách đố đối với cả hai.
  • Chào đón những người phụ nữ có thiên chức của chúng tôi. Liệu vẫn có thể cung cấp cho họ một lộ trình đào tạo và hội nhập cân bằng, không bị gò bó? Tại mỗi buổi tiếp tân, bạn phải tự hỏi mình câu hỏi.
        Những niềm vui:
• Tất cả các thế hệ chị em đều yêu mến ơn gọi và linh đạo của chúng tôi.
• Chị em sống như trong một gia đình và tin tưởng nhau
• Sự bấp bênh mở ra khả năng sáng tạo. Để sống, chúng ta đang chuyển động và cởi mở. Đó là nguồn gốc của một sự năng động mà tôi tin rằng mọi người đều ý thức.
• Hội nghị thường niên, nơi tất cả các chị em gặp nhau để chia sẻ những gì đã trải qua và suy gẫm chung. Do đó, các quyết định rộng hơn nhiều với số lượng tối đa chị em được đại diện, các quyết định được thực hiện một cách tiệm tiến và mang tính tập thể.
• Cùng nhau trải qua những sự kiện quan trọng, ví dụ như lễ phong thánh.
 
7/- Tiểu Đệ Chúa Giêsu do Rodrigo, đại diện cho Anh Tổng Quyền.
 
       Chúng tôi gặp vấn đề về ngôn ngữ, bao gồm cả trong huynh đoàn chung của chúng tôi, gồm có một người Pháp, một người Ba Lan, một người Hàn Quốc và một người Mexico. Chúng tôi cố gắng giao tiếp bằng tiếng Pháp. Chúng tôi vừa mới được bầu do tổng tu nghị rất gần đây nên tôi chưa biết tình hình chung của Huynh đoàn. Tôi cũng chẳng biết Mỹ Latinh nữa. Tôi sẽ cung cấp cho quý anh chị một vài yếu tố chung đến từ ghi chép của Hervé, Tổng quyền. Hiện tại chúng tôi có 132 anh em.
        Tuổi trung bình của chúng tôi là 72. Từ năm 2014, nhiệm kỳ của Anh Hervé, có 6 anh em quay lại, 57 người chết, 12 người còn lại. Chúng tôi vẫn ở 29 quốc gia: 5 từ Châu Phi, 8 từ Châu Mỹ, 6 từ Châu Á, 10 từ Châu Âu. Quý anh chị đã có thể thấy sự bấp bênh của chúng tôi: già đi, giảm số anh em, ít ơn gọi, giới hạn vật lý. Thách đố mà chúng ta đề cập trong tu nghị là sống linh đạo của tính bấp bênh.
         Chúng tôi không coi đó như một trở ngại mà như một ân sủng, một dấu chỉ đối với thời đại của mình.
        Một thách đố khác là sự rất phân tán và đa dạng của chúng tôi trên thế giới. Những thay đổi này cũng đòi hỏi chúng tôi phải điều chỉnh cơ cấu của mình cho phù hợp với thực tế và cũng để tìm cách cải thiện các mối quan hệ giữa chúng tôi với nhau cũng như với những anh chị em khác; chúng tôi phải đề cập đến việc hiệp giữa chúng tôi và các Tiểu đệ Phúc Âm với nhau từ năm 2015. Kể từ Tu nghị, chúng tôi đã xác nhận tầm quan trọng và lợi thế của sự liên minh này. Về quyền bính, chúng tôi cũng đã đi theo con đường hiệp hành. Chúng tôi có ba kinh nghiệm quan trọng ở cấp độ này: khu vực Mỹ Latinh, Tây Ban Nha và Adriatic, bao gồm Croatia và Ý. Ý kiến là không còn Tổng phụ trách nữa mà là một nhóm nhỏ gồm hai hoặc ba anh em đưa ra các quyết định của nhóm và dựa vào các hội đồng khu vực. Các anh em được khuyến khích đồng trách nhiệm hơn ở cấp địa phương, thực hiện đồng trách nhiệm của mình.
          Chúng tôi muốn chú trọng hơn đến các khu vực tạo nên Huynh đoàn, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và mỗi khu vực có quyền tự trị riêng và ít phụ thuộc hơn vào Huynh đoàn Chung. Thách đố chính là tìm được sự cân bằng các mối quan hệ giữa anh em, chăm sóc anh em, và mối quan hệ với những người xung quanh chúng ta, những người hàng xóm mà chúng ta chia sẻ cuộc sống. Với những khó khăn về sức khỏe, sức lực giảm sút, có nhiều nhu cầu nội tâm hơn; thách đố là không để mất sự hiện diện đối với những người từ bên ngoài.
 
8/- Tiểu Muội Chúa Giêsu của Christine, Tổng Cố Vấn, Đại diện Bề Trên Tổng Quyền.
 
           Chúng tôi vẫn còn đông nhưng cũng đã giảm dưới mức 1000 thành viên và chúng tôi rời khỏi một vài quốc gia. Chỉ 16 tháng nữa là tới Tổng Tu Nghị Bầu lại hội đồng. Trong năm 2017, Tu nghị đã yêu cầu chúng tôi làm việc dựa trên phân tích quan trọng về hệ thống tổ chức của chúng tôi với sự giúp đỡ của một vài người ngoài. Kết quả cho thấy rằng chúng tôi không gặp vấn đề gì về cơ cấu ! Cơ cấu gọn nhẹ nhàng và là điều tối thiểu cho một đời sống tu trì. Nhưng chúng tôi thấy rằng chúng tôi có những điểm khác để làm việc: Sự hiệp thông giữa các cấp độ trách nhiệm khác nhau, quyền bính, hiệp thông giữa các chị em và tính hữu ích của các điều phối viên lục địa tạo liên kết giữa các khu vực và tổng hội đồng.
            Công việc đã cho phép chúng tôi thấy rằng chúng tôi hướng nhiều về chiều ngang. Chúng tôi phải sống đồng trách nhiệm nhiều hơn, đó là điều cần được xem xét lại. Chúng tôi cũng đã thấy mỗi người sống trách nhiệm cá nhân, địa phương, khu vực như thế nào: chúng tôi có một thách đố liên quan đến quyền bính.
            Một thách đố khác mà chúng tôi quan tâm là vấn đề đào tạo. Chúng tôi đã chú ý nhiều về nội dung và chúng tôi được trang bị tốt, nhưng chúng tôi vẫn phải làm việc theo quy trình: biện phân biệt, theo dõi, giúp  người trẻ hòa nhập vào tiến trình này. Chúng tôi có nhiều nơi để học tập, năm thứ ba trước khi tuyên thệ vĩnh viễn là sống chung tại Roma. Chúng tôi gặp khó khăn về ngôn ngữ. Mọi người được yêu cầu học tiếng Pháp, những thử nghiệm bằng tiếng Anh chưa đạt yêu cầu.
           Chúng tôi tập hợp tất cả những em khấn tạm (17 em trên khắp thế giới) về để đào tạo chung trong một năm vì việc đào tạo rất khác nhau tùy từng nơi.
           Mối bận tâm chính của chúng tôi là sự hiện diện giữa các cộng đồng Hồi giáo. Chúng tôi hoàn toàn muốn giữ sự hiện diện này ở Algeria, ở Ma-rốc, nhưng nó rất phức tạp. Chúng tôi cần có các dòng Nam. Đặc biệt là ở Beni Abbès. Điều này ăn sâu trong trái tim chúng tôi, qua lời cầu nguyện của chúng tôi mỗi ngày.
 
9/- Huynh đoàn Charles de Foucauld do Fermina.
 
         Chúng tôi bắt đầu vào năm 1952 với Tu hội Jesus Caritas nhưng sau khi phân định, chúng tôi có cảm thấy rằng có hai sự nhạy cảm: trở thành một Tu hội đời hoặc một Hiệp hội của các tín hữu.
          Hiệp hội các tín hữu mà tôi đại diện hôm nay đã được công nhận vào năm 1992, các quy chế đã được Bộ Giáo dân công nhận. Hôm nay chúng tôi có 194 thành viên ở Châu Mỹ Latinh (Mexico, Chile, Colombia, Uruguay, Peru, Argentina, Brazil, Bolivia); ở Châu Âu (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Áo, Tây Ban Nha, Ireland, Đức, Ý, Bồ Đào Nha); ở Châu Phi (Rwanda và Nam Phi). Chúng tôi tổ chức thế nào? Chia thành các huynh đoàn cơ bản trong mỗi quốc gia. Huynh đoàn cơ bản là cấu trúc cơ bản. Mọi thứ bắt đầu từ đó để tổ chức cuộc sống của Huynh đệ đoàn. Hoàn cảnh các chị em cao tuổi, bệnh tật có điều kiện hội họp. Covid đã khiến chúng tôi thấy sự cần thiết của các phương tiện giao tiếp mới mà chúng tôi đã sử dụng rất nhiều với các thành viên có thể làm điều đó. Chúng tôi vừa tổ chức Đại hội quốc tế, chúng tôi có một Chị Phụ Trách mới là Chị Angélica, người Đức, người sẽ tham dự AFS sau này khi tôi chuyển giao lại cho Chị ấy mọi tài liệu. Tổ chức của chúng tôi luôn rất linh hoạt và có ít cấu trúc, dựa trên sự đồng trách nhiệm. Việc đào tạo được huynh đoàn cơ sở đảm nhận gắn kết với người xin gia nhập. Nhân buổi họp mặt này, tôi đến để từ biệt quý anh chị, tôi muốn nói với tất cả các chi nhánh của Gia đình Thiêng Liêng đang linh hiện diện ở đây, rằng tôi hết lòng tạ ơn Chúa và tri ân từng người trong anh chị em vì điều đó đã cho tôi được nhiều người khác biết đến. Tôi đặc biệt biết ơn vì cuộc gặp mặt ở Haiti. Chúng tôi cũng đang trải qua khó khăn của quá trình già hóa, đặc biệt là ở châu Âu (độ tuổi trung bình ở Pháp là 82 tuổi; ở Catalonia là 83 tuổi, ở Peru là 54 tuổi, ở Rwanda là 49 tuổi). Tương lai của Huynh đoàn không phải ở Châu Âu. Khi ở Haiti, tôi hiểu rằng tương lai, không phải của nhóm chúng tôi, mà của linh đạo (CdF) đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đang sống trong Giáo hội cũng như trên thế giới. Sự đóng góp của chúng ta là sống tình huynh đệ: nếu chúng ta không sống tình huynh đệ với nhau, chúng ta không thể mang nó đến cho thế giới.

10/- Huynh đệ đời do Laurence.

           Tôi đến từ Tây Nam nước Pháp, tôi chịu trách nhiệm điều phối nhóm điều hành Huynh đệ đời quốc tế. Nhóm quốc tế của chúng tôi bao gồm thành viên từ 5 châu lục: 2 từ Châu Mỹ (Venezuela) đặc trách Thư tín quốc tế (2 kỳ mỗi năm), 2 từ Châu Phi (DRC và Madagascar), 1 đại diện của các quốc gia Á rập (Algeria), 2 từ Châu Âu (Pháp), 2 từ Châu Á (Pakistan và Philippines) và cha Jimmy - người Malta - linh mục đồng hành của chúng tôi. Tổng cộng 10 người.
           Chúng tôi được bầu vào năm 2018 ở Lebanon, chúng tôi không biết nhau. Thách đố là tạo một nhóm. Chúng tôi họp nhau hai tháng một lần trên “zoom”nhờ các bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi trao đổi về các vấn đề của các quốc gia, các dự án và tất nhiên là về việc phong thánh. Ở Pakistan, chúng tôi có nhiều người trẻ nhưng họ không thể đến dự lễ phong thánh được.
          Công việc của chúng tôi trước hết là tạo sự liên kết giữa tất cả các quốc gia bằng tờ Thư tín Quốc tế, cập nhật trang web của Gia Đình Thiêng Liêng và ở đó tôi mời gọi tất cả quý anh chị vì nó liên quan đến tất cả chúng ta. Nó nên được cập nhật và làm cho hấp dẫn hơn.
            Một vấn đề khác là việc lưu trữ tài liệu, chúng tôi không biết phải lưu trữ ở đâu, vì chúng tôi không có một chỗ nào cả!
 
11/- Cộng đoàn Chúa Giêsu do Imma và Mercé, Phụ Trách.
           
           Imma thuộc nhóm phục vụ cộng đoàn và là thành viên của cộng đoàn được 8 năm. Imma làm việc trong một trung tâm hành chính của giáo xứ Thánh Gioan Thiên Chúa. Mercé phụ trách cộng đoàn ở Barcelona và Tarrès; bà là một dược sĩ đã nghỉ hưu, sống độc thân với mẹ già 95 tuổi nhiều năm, cam kết trong cộng đoàn kể từ năm 1979. Mercé nói rằng sống trong công đoàn, mình đã phát triển rất nhiều cả về nhân cách và ở mọi cấp độ.
          Cộng Đoàn Chúa Giêsu được khai sinh sau Công đồng Vatican II, được truyền cảm hứng rất trực tiếp từ linh đạo của C de Foucauld. Trong số các nguồn của chúng tôi: Albert Peyriguère và cuốn sách “Hãy để Đức Kiô lôi cuốn bạn” đã định hướng cho cộng đoàn. Điều này đã làm thức tỉnh nơi chúng tôi ơn gọi sống Tin Mừng nhập thể trong cuộc sống đời thường và làm việc tông đồ bằng lòng tốt. Cha Michel Lafont không ngừng khuyến khích căn tính của người giáo dân đã bắt đầu này. Chúng tôi cũng phải nói đến sự hỗ trợ quan trọng của cộng đoàn các nữ tu Biển đức ở Montserrat đã đồng hành với chúng tôi và là một liên kết quan trọng với Giáo hội. Cha Estanislau là một trong những ẩn sĩ tại Montserrat và sau đó ở Nhật Bản, đã giúp cộng đoàn chúng tôi sống tĩnh lặng, vào sa mạc và triển khai chiều kích thiêng liêng cho cộng đoàn.
           Cộng đoàn của chúng tôi gồm các cặp vợ chồng, những người ở góa, những người đã ly hôn, đơn thân, sống độc thân tận hiến. Chúng tôi là sự phản ánh của tất cả các thực tại của xã hội: sống với gia đình hoặc một mình, còn đang làm việc hoặc nghỉ hưu. Nhóm là một thực thể đơn giản theo cách sống Na-da-rét ngày nay dù ở nông thôn hay thành thị. Điều ràng buộc chúng tôi là Chúa Giêsu. Chúng tôi muốn đồng hành với nhau trong đức tin và sự hoán cải trong cuộc sống nhập thế, gắn bó với Tin Mừng. Ngoài cộng đoàn và điều mang lại ý nghĩa cho dự án, còn có ước mơ về Vương quốc của Thiên Chúa, để làm cho chương trình yêu thương này có thể đến được với tất cả những người mà chúng tôi có thể tiếp cận.
            Nhiều người trong chúng tôi dấn thân thực hiện các thực thể xã hội khác nhau như: chăm sóc người vô gia cư, chăm sóc giáo dục cho trẻ em dễ bị tổn thương, hỗ trợ người di cư.
            Hầu hết chúng tôi đều trên 60 tuổi, chỉ có 4 người ở độ tuổi 50. Chúng tôi bắt đầu có những người anh chị em đau bệnh mà chúng tôi cố gắng đồng hành. Bất chấp những thực tế này, chúng tôi luôn cởi mở với mọi người xung quanh. Điểm mạnh: hàng ngày chúng tôi cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung mỗi tuần một lần ở cấp địa phương; các nhóm kiểm thảo đời sống vẫn đang được tiến hành và duy trì nhờ tính năng “zoom”ở Tarrès.
 
12/- Tiểu Muội Phúc Âm, do Maryse, thành viên Ban Tổng Cố Vấn, đại diện Chị TPT.
           
             Tôi được bầu vào ban cố vấn từ năm 2019 và trước đó tôi đã ở El Salvador 18 năm. Tôi sống ở Saint Denis với Christine và Bruna, Tổng Phu Trách. Thách đố và niềm vui có một chút lẫn lộn. Huynh đoàn chúng tôi được khai sinh tại rừng nhiệt đới Amazon với mục đích hỗ trợ phụ nữ ở nơi rất xa xôi này, cách Caracas một tuần đi ca nô. Có những người anh em nhỏ của Phúc Âm ở đó nhưng họ không thể chăm sóc cho những người phụ nữ. Họ nói chuyện với cha Voillaume và hỏi một số hội thánh nữ liệu có thành viên nào có thể đi chăm sóc các phụ nữ trong rừng và không hội thánh nào trả lời. Cha Voillaume và Cô bé Madeleine quyết định thành lập một giáo đoàn. Tại một hội nghị của các chị em gái nhỏ của Chúa Giêsu, Chị gái nhỏ Madeleine đã đưa ra một lời kêu gọi: ba chị em gái nhỏ đã rời đi vào tháng 12 năm 1963. Đây là cách chúng tôi được sinh ra trong rừng nhiệt đới Amazon nhưng bây giờ chúng tôi không còn ở đó nữa. Ba người đầu tiên trở về với Các Chị Em Nhỏ của Chúa Giêsu nhưng hạt giống của Các Chị Em Nhỏ của Tin Mừng đã được gieo. Bây giờ chúng tôi đã 80 tuổi ở Châu Âu (Ý, Pháp và Bỉ), ở Mỹ, nơi chúng tôi sinh ra, chúng tôi còn 4 người ở El Salvador, 2 chị gái độc thân ở Haiti (kể từ khi chúng tôi biết về vụ ám sát PS Luisa, người đã có sự hiện diện rực rỡ và mang hy vọng ở Port au Prince), chúng tôi cũng đang ở Congo và Madagascar. Đại dịch đã gây ra cho chúng ta rất nhiều vấn đề bởi vì những người trẻ tuổi không thể đến Pháp. Tập đoàn sẽ bắt đầu vào năm 2019 với những người trẻ tuổi từ Congo và Madagascar, những người không thể đến. Năm 2021, cảm ơn Gia đình Tâm linh đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều, chúng tôi quyết định làm một tập viện ở Cameroon với sự giúp đỡ mọi thủ tục hành chính từ Cô bé Emma của Dòng Chị Em Chúa Giêsu. The Little Brothers of Jesus có một ngôi nhà trống, ngôi nhà dành cho sinh viên, và Hervé đã cung cấp cho chúng tôi. Tập đoàn bắt đầu vào tháng 10 năm 2021.
            Ở Châu Âu, chị em chúng tôi đang già đi và không còn đi lại nhiều được nữa. Đại dịch đã giúp chúng tôi tổ chức các cuộc họp bằng hệ thống “zoom”. Chúng tôi đã có thể gặp gỡ, cả ở cấp khu vực, và làm rất nhiều việc ở tuổi già. Ngay cả khi đã hơn 70 tuổi, chúng tôi vẫn có thể học các kỹ thuật mới. Tháng 9 này, chúng tôi sẽ có một cuộc họp khu vực nhưng một số sẽ không thể đến, nhưng mọi chị em đều có thể hiện diện qua hệ thống “zoom”. Ở Trung Mỹ, chúng tôi phải đóng cửa nhà huynh đệ ở Guatemala, hiện chỉ còn lại ở El Salvador với 4 chị em.
 
13/- Tiểu Đệ Phúc Âm do Andreas.
 
        Tôi thuộc Nhóm phụ trách của Huynh đệ đoàn, một hội dòng được khai sinh vào năm 1956 cùng gốc với các Tiểu đệ Chúa Giêsu. Hiện chúng tôi có 53 anh em, đang sinh hoạt tại 16 quốc gia. Điều này có nghĩa là một sự phân tán lớn: nó là rất đẹp khi được sống trong rất nhiều nền văn hóa nhưng cũng rất khó sống. Trước Tu nghị vào tháng 10, chúng tôi đã xin tất cả các anh em cho biết " anh đã sống trong Huynh đệ đoàn thế nào? ”Đặc biệt là với các anh lớn tuổi.
          Đó là một trải nghiệm rất đẹp vì hầu hết tất cả các anh em đều hưởng ứng, họ nói về cuộc sống  mà họ rất yêu thích, nơi họ nhận được rất nhiều, một cuộc sống rất phong phú. Đối với tu nghị kỳ này, chúng tôi đã nhìn một cách thực tế về tình trạng của Huynh đoàn hiện nay, tin rằng Chúa đang nối kết chúng tôi lại, nói với chúng tôi, thông qua thực tế. Và thực tế đây là tuổi già, bệnh tật, ốm yếu.
         Chúng tôi không có một huynh đoàn chung thường trực ở Brussels. Có 3 anh em ở đó và lần hồi trở thành hội đồng từ lúc nào không hay. Đó là một mô hình rất đẹp: ngôi nhà đã chết nay đã trở thành một ngôi nhà rất sống động. Các nhóm có thể lưu trú, cầu nguyện. Họ đã tiếp đón hai người Ukraine. Chúng tôi đã nhìn ra cách sống của huynh đoàn trong giai đoạn này và bây giờ chúng tôi muốn khám phá vẻ đẹp của tuổi già. Một anh từ Mexico đến sống tại Ý nói: “Đó là đất nước của những người cao tuổi và họ làm mọi cách để thuyết phục bản thân rằng mình không già”. Khám phá vẻ đẹp của tuổi tác, sự mong manh, đón nhận điều này và sống điều này với niềm vui và như một ân sủng. Năm tới, chúng tôi sẽ có một cuộc họp ở Assisi gồm tất cả những người anh em vẫn có thể đi lại được. Một vài anh em đã 30 hoặc 40 năm nay không được gặp nhau và rồi, đối với nhiều người, điều đó sẽ không còn nữa.
           Một điều quan trọng đó là liên huynh đoàn, chúng tôi có thể hỗ trợ lẫn nhau. Chúng tôi vẫn có một nhà huynh đệ ở Đông Phi và với các Tiểu đệ Chúa Giêsu, chúng tôi có thể duy trì nhà huynh đệ này. Tại Châu Mỹ Latinh cũng tương tự như vậy. Đã có 6 nhà huynh đệ hỗn hợp rồi. Chúng tôi cũng có thể nói về Béni Abbès đó là di sản chung của cả Gia đình thiêng liêng chúng ta. Làm cách nào để chúng ta có thể  tiếp tục hiện diện ở Beni Abbès?
 
14/- Tu Hội Thừa Sai Chúa Giêsu do Cha Jean Marie.

            Một vài thông tin về Tu hội của của chúng tôi:
            1/-Tu hội chúng tôi có hai nhánh đời sống thánh hiến, nam và nữ, và một nhánh cảm tình viên giáo dân. Có rất nhiều ứng viên đến và đi. Hiện chúng tôi có 25 anh em trong đó có 5 linh mục và 37 chị em đã tuyên khấn trọn đời. Có khoảng 400 cảm tình viên giáo dân được chia thành 8 nhóm.
            2/- Chúng tôi đang chuẩn bị chia thành hai: một tu đoàn tông đồ cho các anh và một tu hội đời cho các chị em. Ơn gọi rất hiếm nhưng chúng tôi có một anh khấn tạm, một tập sinh và 3 thỉnh sinh. Trong số các chị em có hai chị vừa khấn tạm, ba chị tập sinh và ba chị tìm hiểu.
Những thách thức:
  • Vì đại dịch, nên hiện nay các cuộc tĩnh tâm hàng tháng, hàng năm của chúng tôi bị giới hạn và chúng tôi phải sử dụng đến các phương tiện truyền thông đại chúng như : Google meet, zoom, zalo...
     •  Đại dịch đã gây khó khăn cho việc đào tạo những người mới. Họ không thể thường xuyên trực tiếp với những anh chị phụ trách huấn luyện.

    • Ở đất nước chúng tôi, các linh mục và nam nữ tu sĩ mặc tu phục rất được tôn trọng, và coi thường các thành viên tu hội đời; vì thế hầu hết những người trẻ đều thất vọng khi biết rằng chúng tôi không có tu phục. Ngay cả các linh mục và tu sĩ cũng không tôn trọng các tu hội đời; Ơn gọi vào các tu hội đời này không được khuyến khích mặc dù các văn kiện của Vatican công nhận ơn gọi sồng giữa đời này.

     • Có hai anh đã khấn trọn đã ra đi. Chúng tôi giao phó mọi sự cho Chúa Quan Phòng. Đó là công việc của  Chúa. Ngài sẽ hoàn thành những gì Ngài đã khởi sự.

15/- Cộng Đoàn Tiểu đệ Jesus Caritas do Fr. Paolo Maria

         Huynh đoàn chúng tôi được sinh ra vào năm 1969. Được Gia Đình Thiêng Liêng CdF đón nhận vào năm 1984 tại hội nghị Tubet. Nét đặc thù của chúng tôi là phục vụ Giáo hội địa phương. Trong hiến pháp của chúng tôi, vị trí số 1 là đời sống huynh đệ, đời sống cầu nguyện và phục vụ Giáo hội địa phương. Cộng đoàn của chúng tôi không được đông, nhưng kể từ năm 2017, số lượng thành viên lại còn giảm đi nữa. Tôi mất đi 3 người anh em lên trời vì “tôi đãng trí”. Nhưng tôi đã thành lập được một huynh đoàn trên Thiên đàng. Có 2 anh em đi theo con đường khác: một người trở thành linh mục triều và người kia vào dòng Phanxicô. Tình huống này không đẩy chúng tôi vào tình trạng trầm cảm nhưng trong hoàn cảnh này chúng tôi nhận ra một lời mời gọi sống sự hoán cải và tinh thần của hiến pháp. Ngôi sao bắc chỉ cho chúng tôi biết phải đi con đường nào: đó là việc chúng tôi đã lựa chọn đời sống huynh đệ khiến chúng tôi phải đóng cửa hai nhà huynh đệ và một đơn vị mục vụ gồm 6000 người ở Foligno. Hiện tại chúng tôi có 8 anh em: ở Nazareth và ở Ý, bao gồm cả Gabriele,  đang phục vụ Giáo hội Roma, hiện là hiệu trưởng chủng viện Rôma.

16/- Huynh đoàn linh mục Jesus Caritas do cha Eric

             Mỗi châu lục tường thuật về đời sống của Huynh đoàn Linh mục. Tôi có đặc ân được đón tiếp tất cả những báo cáo này và tôi nảy ra một ý tưởng. Nó rất thú vị.
          Thay mặt cho Huynh đoàn Linh mục, tôi phải xin lỗi Hiệp Hội Gia ĐìnhThiêng Liêng CdF (AFS) vì tôi đã nghe nói rằng đó đây có những thành viên của Huynh đoàn Linh mục đang ngãng ra (en surplomb) đối với những thành viên khác. Hãy kiên nhẫn, chúng ta học từ từ.
            Thực tế đầu tiên là các thành viên của Châu Mỹ và Châu Âu đã lớn tuổi và không có chiến lược nào để làm cho Huynh đoàn được Giáo hội địa phương biết đến. Một thực tế đáng ngạc nhiên khác: nhiều người trong chúng tôi chỉ là những cảm tình viên hơn là những thành viên tích cực. Đó là những vị không tham gia các buổi nhóm họp hàng tháng, trả lời thư tín ... Thái độ này để lại một câu hỏi bỏ ngỏ: làm thế nào mà Anh Charles chạm đến chúng tôi, truyền cảm hứng linh đạo của ngài cho chúng tôi với tư cách là linh mục?
            Khi chúng tôi gặp thư ký của Bộ đặc trách về các linh mục, ngài nói với chúng tôi rằng có lẽ lý tưởng của chúng tôi quá viển vông, giống như Anh Charles...
            Tình trạng thực tại khiến chúng tôi nhìn vào nội bộ của Huynh đoàn, giữa chúng tôi, khiến chúng tôi có cảm tưởng rằng mình hơi bị cô lập với những người khác, giới hạn các mối quan hệ của chúng ta trong hiệp hội...
            Một khó khăn khác là có những người nghĩ rằng trở thành thành viên của huynh đoàn là một quyền lợi. Trong trường hợp này, nó tạo ra một rào cản trong mối quan hệ của chúng tôi với linh mục đoàn địa phương,. Có lẽ thực tế là một số thành viên của chúng tôi không sống linh đạo của C de Foucauld mấy, có lẽ đó là lý do vì sao họ thường vắng mặt và không trung thành tham dự các buổi họp, chia sẻ. Chính vì thế, sau thời gian này, chúng tôi sẽ nhấn mạnh và cố gắng biện phân xem Chúa Thánh Thần đang dẫn dắt chúng tôi đến đâu – với tư cách là Huynh đoàn linh mục.
            Có những niềm vui: đó là sự hiện diện của một số cha ở các vùng ven và họ đang âm thầm, nhẹ nhàng làm chứng. Đặc biệt là các linh mục cao tuổi. Chúng tôi hy vọng rằng lễ phong thánh này sẽ thắp lại ngọn lửa tham gia cùng với các anh chị.

Hội thảo: Tại sao việc phong thánh lại quan trọng? Lợi ích của hiệp hội.

 Lễ Phong Thánh

                    Những bước ngược dòng xoay quanh ba từ sau đây:
  • Hoán cải:
- Đó là một lời mời gọi vượt lên chính mình, một sự thức tỉnh.
- Tầm quan trọng của chứng từ bằng sự hiện diện của chúng tôi.
- Con đường hoán cải cá nhân, trong các nhóm của chúng tôi, trong toàn thể Giáo hội.
- Đã có phép lạ để Giáo hội phong thánh nhưng chúng ta phải biến ngày lễ đó trở thành phép lạ  cho người thân cận, với những người nghèo, những người nhỏ bé nhất. Nó động viên chúng ta.
- Cho phép chúng tôi đi từ một anh Charles lý tưởng đến anh Charles như một người bạn đồng hành.
  • Thừa nhận :
- Giáo hội đã công nhận sứ điệp CdF có tính hợp thời.
- Đó là sự nhìn nhận của Giáo hội về linh đạo Na-da-rét của chúng ta.
- So với một vài trào lưu hiện hành trong Giáo hội, điều này khẳng định chúng ta chọn người nghèo.
- Cho phép chúng ta phổ biến linh đạo này không những cho các người trẻ,, mà còn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, bằng việc làm sáng tỏ con người anh Charles.
- Cung cấp cho chúng ta một hình thức truyền giáo khác hiện nay.
  • Gia đình
- Đây là dịp cho một sự hợp tác tuyệt vời giữa các nhóm của Gia đình Thiêng liêng, một sự hợp tác mở ra con đường hiệp hành trong Giáo hội.
- Lễ kính Ngài được cử hành khắp thế giới: tính phổ quát bao la.

Thứ 4 ngày 18 tháng 5

Yết kiến ĐTC Phanxicô

          Sứ điệp của Gia đình Thiêng liêng gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô.
         Những lời chứng, những cuộc triển lãm, những ấn phẩm đánh dấu sự chuẩn bị cho sự kiện đã khiến cho nhiều người, không kể các tín hữu trong Hội thánh, có thể biết đến tính hợp thời tế của linh đạo Charles de Foucauld.
        Sự gần gũi của anh với người nghèo, sự hiện diện tôn trọng của anh giữa các nước theo Hồi giáo, mong muốn trở thành anh em với tất cả mọi người, việc anh không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa đã liên kết các khát vọng của rất nhiều người nam nữ và vẫn là khát vọng tiên tri cho đến ngày nay.
        Sự gặp gỡ của các nhánh khác nhau trong gia đình, mà chúng ta đang sống tại Rôma đây, cho phép chúng ta đánh giá rằng không có nhóm nào là chủ sở hữu đặc sủng của Anh Charles, mà tất cả chúng ta, giáo dân, tu sĩ, linh mục, cùng mang đặc sủng ấy, bằng cách sống từng khía cạnh khác nhau của đặc sủng ấy.. Do đó, đặc sủng này thuộc về toàn thể Giáo hội.
       Chúng ta sẽ quay trở lại nơi sinh sống của mình trong lòng ấp ủ lời mời gọi vượt qua chính mình, tìm lại một động lực mới theo bước con người tràn đầy hy vọng này đó là Thánh Charles de Foucauld.

Lợi ích của Hiệp hội
  • Linh đạo
         - Phong phú về khả năng có thể cùng nhau chia sẻ phần chính yếu của linh đạo, cây này có nhiều nhánh.
         - Xem linh đạo này được sống như thế nào ở các nơi khác nhau trên thế giới và trong các gia đình khác nhau ... Cơ hội để nhận ra các cách sống linh đạo khác nhau như giáo dân, tu sĩ, như linh mục.
        - Đặc sủng và linh đạo của Anh Charles có tính năng động. Những cách sống khác nhau của nó cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về linh đạo. Và đừng nghĩ rằng một nhóm có linh đạo của CdF, nên là kẻ nắm giữ linh đạo. Chúng ta cùng nhau sống các khía cạnh khác nhau của linh đạo.
        - Với tư cách là Gia đình Thiêng liêng, chúng ta có nhiệm vụ lưu tồn ký ức của linh đạo này.
       - Chúng ta vui mừng vì không phải duy trì những công trình vĩ đại, những lâu đài đồ sộ. Chúng ta có một linh đạo rất phong phú và dồi dào. Có lẽ chúng ta nên bày tỏ nhiều hơn những phép lạ của sự gần gũi mà chúng ta chứng kiến ​​và qua đó Chúa Thánh Thần truyền đạt.
  • Sự nâng đỡ
            - Hiệp hội cho phép chúng ta cộng tác ở cấp địa phương giữa các chi nhánh khác nhau. Đối với một số nhóm, hiệp hội ít quan trọng hơn vì vấn đề ngôn ngữ, không thể liên lạc với các chi nhánh khác. Có một khoảng cách giữa những người tham gia vào hiệp hội (các vị Phụ Trách) và những thành viên khác không trải nghiệm về hiệp hội.
            - Có rất nhiều khía cạnh đối với đặc sủng của CdF mà một nhóm đơn lẻ không thể diễn đạt hết toàn bộ đặc sủng. Chúng ta cần một cây lớn với nhiều nhánh, mọi người đều có vị trí của mình với rất nhiều sự bổ sung và liên đới. Tất cả các cành đều mong manh, chúng ta cần dựa vào nhau như CdF đã hạ cố cho đến khi anh nhận ra sự yếu đuối của mình. Khi chúng ta đạt đến sự yếu đuối này, chúng ta mới trải nghiệm được sự mong manh, mới còn ở trong đặc sủng của CdF hơn nữa. Nó thúc đẩy chúng ta quy tụ lại với nhau. Điều này mang lại cho Hiệp hội một trách nhiệm mới.
            - Di sản của CdF không phải là tài sản của một nhóm duy nhất, tất cả các nhóm đều có vị trí của chúng. Mọi thứ chúng ta đã đạt được là làm cho dịp kỷ niệm một trăm năm, lễ phong thánh trở thành biến cố quan trọng, chúng ta đã thành công vì chúng ta đã cùng làm việc với nhau.
Có lẽ đó là một dấu hiệu cho chúng ta.
              Giả như không có hiệp hội này, chúng ta cũng phải tạo ra nó.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Gia đình Thiêng liêng


(Lời chào & giới thiệu của đại diện Hiệp Hội:)

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Trước hết, chúng con muốn gửi đến Cha lời cảm ơn sâu sắc vì đã phong thánh cho Charles de Foucauld. Đối với chúng con, 19 chi nhánh của Gia đình thiêng liêng, việc công bố phong thánh cho Anh Charles là cơ hội khai mở một hành trình hoán cải, mời gọi đọc lại đời sống cá nhân và đời sống nhóm của chúng con dưới ánh sáng của toàn bộ đặc sủng của Anh Charles.

(ĐTC đáp từ)

Anh chị em thân mến,  

           Xin chào ! Cha rất vui được gặp các con và chia sẻ với các con niềm vui được phong thánh cho Anh Charles. Nơi ngài, chúng ta có thể thấy một vị tiên tri của thời đại chúng ta, ngài đã biết cách làm nổi bật khía cạnh cốt yếu và phổ quát của đức tin.

            Điều cốt yếu, bằng cách cô đọng sự kiên đức tin vào hai từ đơn giản, trong đó có tất cả mọi thứ: “Chúa Giêsu-Caritas”; và trên hết là trở về với tinh thần của cội nguồn, về với tinh thần của Nazareth.

           Đây là điều chính yếu! Là một Giáo hội, chúng ta cần phải trở về với những điều căn bản, đừng để bị lạc vào quá nhiều điều thứ yếu, có nguy cơ đánh mất sự thuần khiết đơn sơ của Tin Mừng.

          Và sau đó là tính phổ quát. Vị Thánh mới đã sống căn tính Kitô giáo của mình như một người anh em của mọi người, bắt đầu từ những người nhỏ bé nhất. Mục đích của ngài không phải là cải đạo người khác, mà là sống tình yêu thương nhưng không của Chúa, bằng cách thực hiện “việc tông đồ của sự tốt lành”. Ngài đã viết như vậy: “Tôi muốn mọi cư dân Công giáo, Hồi giáo, Do Thái và sùng bái thần tượng coi tôi như người anh em của họ, người anh em đại đồng” (Thư gửi bà Marie de Bondy, ngày 7 tháng 1 năm 1902). Và để làm điều này, ngài đã mở rộng cửa nhà mình, để nó trở thành "bến đậu" cho tất cả mọi người, "mái nhà của Vị Mục Tử nhân lành". Cha cảm ơn các con vì các con đang tiếp tục chứng từ rất hữu ích này, đặc biệt là vào thời điểm mà chúng ta có nguy cơ nhốt mình vào các chủ nghĩa đặc thù, gia tăng khoảng cách và không còn nhận ra người anh em của chúng ta. Khổ là chúng ta nhìn thấy trình trạng đó trong tin tức hằng ngày.

           Trong công việc và trong cảnh nghèo của sa mạc, Anh Charles đã nói: “Tâm hồn con luôn vui vẻ” (Thư gửi Abbé Huvelin, ngày 1 tháng 2 năm 1898). Anh chị em thân mến, xin Đức Mẹ giúp anh chị em gìn giữ và nuôi dưỡng niềm vui giống như vậy, vì niềm vui là chứng từ rõ ràng nhất mà chúng ta có thể dâng lên Chúa Giêsu mọi nơi và mọi lúc.

            Ngoài ra, Cha muốn cảm ơn Thánh Charles de Foucauld vì linh đạo của ngài đã giúp Cha rất nhiều điều tốt đẹp khi Cha còn học thần học, một thời kỳ trưởng thành nhưng cũng đầy khủng hoảng. Nó đến với Cha qua Cha Paoli và qua những cuốn sách của Cha Voillaume, mà Cha đọc hoài. Ngài đã giúp Cha rất nhiều để vượt qua những khủng hoảng và tìm ra một lối sống kitô giáo đơn giản hơn, ít bị ảnh hưởng của những người theo bè rối Pelagiô hơn, gần gũi với Chúa hơn. Cha cảm ơn Vị thánh và Cha làm chứng về điều này, bởi vì ngài đã làm cho Cha rất nhiều điều tốt lành.
            Chúc các con hoàn thành tốt sứ vụ! Cha chúc lành cho các con và xin các con hãy tiếp tục cầu nguyện cho Cha. Cảm ơn.

Cuối buổi tiếp kiến ​​này, thay mặt Hiệp hội Gia đình thiêng liêng, chúng tôi đã trao cho Đức Giáo hoàng 5.000 € để ngài giúp đỡ người nghèo. Ngài đã gửi cho văn phòng một lá thư cảm ơn (xem Đính kèm). Các tài khoản phong thánh đang bị đóng, chúng tôi sẽ gửi cho Ngài một khoản đóng góp khác trị giá 10.000 €. 

            Cha cũng cầu chúc các con, cũng như Anh Charles, tiếp tục họa lại khuôn mặt Chúa Giê-su đi giữa mọi người, kiên nhẫn hoàn thành công việc khó khăn, sống cuộc sống thường ngày của một gia đình và một thành phố. Chúa vui biết bao khi thấy chúng ta noi gương Người trong cách sống nhỏ hèn, khiêm nhường, chia sẻ với người nghèo! Charles de Foucauld, sống trong sự thinh lặng của cuộc sống ẩn tu, trong sự tôn thờ và phục vụ anh chị em, đã viết rằng '' phần chúng ta, chúng ta có xu hướng đặt các công việc lên hàng đầu, những công việc đemlại những hiệu quả rõ ràng, xác thực, trong khi Thiên Chúa dành ưu tiên cho tình yêu thương, hy sinh vì tình yêu và vâng phục vì tình yêu '' (Thư gửi bà Marie de Bondy, ngày 20 tháng 5 năm 1915).

Chứng từ của Đức Cha John MacWilliam và cuộc thảo luận về tương lai của Béni Abbès

            Tôi sẽ kể cho các anh chị nghe về gia đình C de Foucauld trong giáo phận của tôi và trên toàn cõi nước Algeria. Các anh chị biết rằng trong những năm 1940, 1950, số người đông hơn rất nhiều. Lần hồi, đặc biệt vì tuổi tác, các hội dòng phải giảm bớt sự hiện diện của họ ở Bắc Phi và cả ở Algeria. Hiện tại, trong giáo phận của tôi có ba anh Tiểu đệ Chúa Giêsu: nhà huynh đệ ở Tamanrasset (còn 2, và người thứ 3 vừa mới chết đêm hôm qua), tại Assekrem (nhà huynh đệ có 2 người) với sự hiện diện để cầu nguyện và tiếp đón khách, ở Béni-Abbès (nhà huynh đệ hỗn hợp: 1 Tiểu đệ Chúa Giêsu và 2 Tiểu đệ Phúc âm). Có một tình bạn với người dân địa phương được hun đúc trong nhiều năm. Cũng có các Tiểu Đệ hiện diện ở Algiers. Các Tiểu Muội Giêsu có 2 cộng đoàn: ở Touggourt phía nam, - đó là nhà mẹ nơi vẫn còn chiếc bàn giấy của Sơ Madeleine -, họ có nhiều quan hệ với bà con lối xóm, và một nhà khác ở Béni Abbès nhưng đã 3 năm nay các chị không còn ở đó nữa, một người bạn Hồi giáo trông coi nhà của vườn tược. Tôi trở lại Tamanrasset nơi có các Tiểu Muội Thánh Tâm đã ở đó từ lâu. Cùng với Tiểu muội Martine, có một nữ giáo dân tự nguyện chăm sóc các phụ nữ. Đó là một sự phong phú khi có một sự hiện diện của nữ giới. Chúng tôi cũng đã kêu gọi các linh mục từ các quốc gia khác tham gia vào hội huynh đệ linh mục. Một số đã đến. Chúng tôi đã hai lần bị trục xuất.

          Niềm vui: sự xuất hiện của các nữ tu Môn đệ Phúc âm ở Algiers. Có những người trẻ tuổi.

         Sự mong manh của những nơi mà tôi đã nói đến này thật đáng lo ngại vì điều quan trọng là phải duy trì sự hiện diện của Kitô giáo ở những nơi mang dấu ấn Foucauld này.

Thảo luận về hoàn cảnh của Béni-Abbès

            • Béni Abbès: di sản chung. Chúng tôi mất đi người anh em còn rất trẻ trong một vụ tai nạn. Vẫn còn mấy anh 80 tuổi. Như vậy là không ổn. Nếu xảy ra tai nạn, bệnh tật, chúng ta không còn duy trì được sự hiện diện của các Tiểu đệ nữa và sự hiện diện của các Tiểu muội Chúa Giêsu được gắn liền với nhau vì các chị không thể ở lại nếu không còn sự hiện diện của các bạn nam. Chính hoàn cảnh của đất nước đòi hỏi điều này. Ngay bây giờ các Tiểu đệ Chúa Giêsu không có ai để gửi tới.
           Chúng ta có lẽ có thể học hỏi từ những gì Tiểu muội Thánh Tâm đã làm ở Tamanrasset. Đó có thể là một sự hiện diện trong một năm. Chúng tôi hy vọng rằng Chúa Quan Phòng sẽ mở ra những con đường, nhưng chúng tôi không thể lập kế hoạch.
             Chúng tôi có thể tiếp đón các linh mục, một anh em, một cặp vợ chồng. Bối cảnh rất thuận lợi: có công việc, các mối quan hệ đều dễ dàng. Xin mỗi nhánh tìm xem có được một hoặc hai người để gửi tới đây hầu ổn định dự án.
             • Cụ thể, phải liên hệ với các hội dòng khác. Có thể ngỏ lời kêu gọi đến các hội dòng nhờ tổ chức CORREFF.
             • Nó cũng có thể là một dự án “Ủy quyền” để tổ chức Hợp tác Công giáo chuẩn bị tốt cho mọi người trước khi ra đi.
           • Chúng ta cần những người có khả năng sống chung trong một cộng đoàn, trong gia đình và hiểu rằng đó là một sự hiện diện thuần túy như C de Foucauld mà không cần truyền đạo.
             • Cũng cần cải tạo nhà (đặt máy lạnh) để điều kiện vật chất không trở thành trở ngại.

Hội thảo về tình huynh đệ (không có phản hồi):

          - Huynh đệ đại đồng: Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta với tư cách là một Gia đình Thiêng liêng? Đối với cuộc sống trong giáo hội? Đối với các cộng đoàn của chúng ta?
           - Làm thế nào để sống mối quan hệ huynh đệ này giữa chúng ta? Góp chung điều gì? những gì giúp đỡ giữa chúng ta?

Cuộc sống của hiệp hội
  • Báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng giai đoạn 2020 – 2022
        Điều đầu tiên chúng tôi sẽ chia sẻ với quý anhchị là chúng tôi đã luôn làm việc qua hệ thống zoom và chúng tôi vẫn làm việc như thế tại Rôma đây. Cuộc họp đầu tiên của chúng tôi qua zoom diễn ra từ cuối tháng 5 năm 2020 (thư đầu tiên từ AFS tháng 6 năm 2020).
         Trong những năm này, chúng tôi đã làm việc để :
- chuẩn bị lễ phong thánh cho anh Charles de Foucauld, kết hợp với nhóm Ý do Andrea Mandonico điều hành
-  chuẩn bị cho Đại hội quốc tế sẽ được tổ chức tại Tarres (Tây Ban Nha).
         Việc khởi đầu dịch vụ của chúng tôi trong AFS không phải là dễ dàng, đặc biệt là vì ba người chúng tôi không phải là các Tổng Phụ Trách và chúng tôi không biết bất kỳ ai, nhưng mặt khác, Chị Marianne am hiểu tất cả các chi nhánh và các anh chị Tổng Phụ Trách của họ và điều đó đã giúp chúng tôi rất nhiều!
         Vai trò thư ký của Chị Marianne đã quá rõ: Chị đã gửi các lá thư  "Thông Tin"; phần chúng tôi, chúng tôi cần hiểu rõ vai trò của chính mình và vì vậy, chúng tôi đã có một cuộc gặp vào tháng 2 năm 2021 với chị Armelle Vivier, một Tiểu muội Phúc âm, người đang làm việc tại văn phòng AFS và là người đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về dịch vụ và vai trò của mình! Vào tháng 2 năm 2021: chị Armelle cũng đã hướng dẫn chúng tôi về lịch sử của AFS trên zoom.
         Bốn chúng tôi đã luôn cùng nhau làm việc để gánh vác công việc; chúng tôi quyết định làm việc với chị Giuliana (một điều phối viên nhóm); Chị Régine tường thuật trực tiếp; những lá thư khác do Brigitte và Régine viết với sự giúp đỡ của Marianne, người đã biết Hiệp hội trong nhiều năm. Hộp thư điện tử được  Marianne và Giuliana, nhưng đặc biệt là Marianne đảm nhận.
          Ngân quỹ của Hiệp Hội do Anh Claudio Chiaruttini (Huynh đệ đời) đảm nhận; nay anh ngỏ ý muốn xin nghỉ công tác.

         Vào tháng 1 năm 2021: Qua chị Dominique, tổng thư ký của dòng Tiểu muội Chúa Giêsu, chúng tôi đã được liên lạc với Cha Michel Kubler thuộc tổ chức Pieux Etablissements. Chúng tôi vừa mới khởi sự cộng tác thì bị trở ngại do sự ra đi của Cha Kubler. Chúng tôi tiếp tục với người kế nhiệm là Cha Bordeyne. Theo yêu cầu của tổ chức Pieux Etablissements, Brigitte và Régine đã thực hiện rất nhiều công việc, những người đã thực hiện một cuộc khảo sát tại Pháp để lượng giá việc tham gia vào dịp lễ phong thánh. Tuy nhiên, lần hồi, chúng tôi đã chỉ xin tổ chức Pieux Etablissements hỗ trợ tài chính để mua một số vé máy bay cho những anh chị từ các lục địa khác (1 Bangui, 1 Venezuela, 2 Việt Nam, 1 Congo) đến Roma.
          Từ tháng 10 năm 2021 cho đến hôm nay, Văn phòng đã hợp tác tốt với Nhóm Ý đang chuẩn bị cho ngày lễ phong thánh; sau các cuộc họp của Nhóm Ý, trong đó có chị Giuliana tham gia, bốn chúng tôi sẽ gặp nhau trên zoom.
           Chúng tôi hài lòng về công việc chúng tôi đã chia sẻ và kết quả của chúng tôi là tích cực! (do văn phòng thực hiện).
  • Ban Điều hành (Văn Phòng)
         Tất cả chúng tôi cùng nhau trao đổi: chúng tôi tự hỏi chúng mình nghĩ gì về cách điều hành.
        Vấn đề các Tổng Phụ Trách nêu ra: có nhất thiết phải có thư ký không? Marianne đã thực hiện nhiệm vụ này đã hơn mười năm rồi và chị muốn xin nghỉ để thay người khác!
        Sau khi cùng nhau trao đổi, đại hội bỏ phiếu bầu Ban điều hành; Régine, Brigitte và Giuliana đã cho biết họ sẵn sàng và họ được bầu vào nhiệm kỳ thứ hai cho đến kỳ Đại hội Quốc tế ở Tarres vào năm 2025; không ai trong số các Tổng Phụ Trách sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ ở văn phòng.
  • Đại hội biểu quyết:
1. Công tác thư ký do văn phòng tự phân nhiệm; trong số ba người (Régine, Brigitte, Giuliana) sẽ có một người tham khảo.

2. Ngân quỹ của AFS, vì Claudio Chiaruttini xin nghỉ nên anh Gotthard, tiểu đệ Phúc Âm thay và do đó tài khoản của AFS, một tài khoản phụ của nhóm Huynh đệ đời, sẽ có thể vẫn đặt ở Đức.

3. Các tài liệu lưu trữ của AFS, mà Marianne đang giữ tại nhà, sẽ được chuyển qua Nhà của giáo phận (Trung tâm Mục vụ) tại Viviers, nơi tập hợp các tài liệu lưu trữ của Charles de Foucauld: Giuliana sẽ liên hệ với những người làm công tác lưu trữ của Viviers.

Đại hội quốc tế lần tới: ấn định sẽ diễn ra tại Tarres (Tây Ban Nha) vào tuần thứ hai của Lễ Phục sinh năm 2025!
  • Những vấn đề khác
 
1)- Nhóm Union Sodalité của cha J.F.Six
           Đại hội bàn về Nhóm Sodalité của Cha Six và nêu câu hỏi: phải làm gì? Vị Phụ Trách là ai?

           Nhiều người nói:
       • Tại Đức, các thành viên rời khỏi nhóm Sodalité và họ đã đổi tên.

       •  Đừng nhầm lẫn Nhóm Sodalité và các thành viên của nó với cha J. F.

      •  Đề nghị viết thư cho Ban thư ký của Sodalité, sau lễ phong thánh, để duy trì các mối liên hệ.
  • Đề nghị bỏ qua tất cả các bước mà AFS đã thực hiện để hướng tới Sodalité, mà không có bất kỳ kết quả nào và tất cả các bài viết quá khích cha J.F đã gửi cho chúng ta.
     •  Mọi người đều đau khổ vì tình trạng đang gây chia rẽ lớn này.

Đại Hội đã thảo luận rất nhiều và cuối cùng đi đến quyết định không viết thư cho Sodalité nữa, xóa tên cha  J. F. Six khỏi trang web của chúng ta với tư cách là người phụ trách; cố gắng tìm xem ra ai là vị Phụ Trách nhóm này và đợi xem Sodalité có tiếp tục liên lạc với AFS không.

2)- Đại Hội xét duyệt các đơn xin gia nhập của các nhóm khác:
 
1 / - Nhóm Hành hương chiêm niệm (Ý): chúng ta sẽ xem mọi thứ tiến triển như thế nào sau cái chết của Chị Giovanna. Kể từ cuộc họp mặt ở Haiti, chúng ta không nhận được tin tức gì cả; chúng ta không biết họ đã làm gì để đào tạo thành viên, để sống theo linh đạo Charles de Foucauld. Chúng ta sẽ xem nhóm phản ứng như thế nào, chúng ta không làm gì vào lúc này.

2 / - Nhóm Horeb (Tây Ban Nha): Chúng ta không có quy chế của họ. Chị Fermina nói rằng họ sẽ có mặt ở Barcelona vào ngày 1 tháng 12 nhưng chúng tôi không biết họ là ai. Văn phòng sẽ :
  • hỏi xin quy chế của họ để hiểu rõ về họ hơn
  • đề nghị một cuộc gặp gỡ trên zoom để hiểu biết thêm về họ.
  • động viên họ tạo các mối liên hệ địa phương tại Tây ban nha, với gia đình thiêng liêng tại Tây ban nha hơn là ở Barcelona. Hiện tại các liên hệ là ảo chứ không có thực.
  • Viết thư cho gia đình thiêng liêng ở Tây ban nha để biết ý kiến của họ.
3/- Tiểu Muội Lữ hành từ Bénin (Phi châu): liên hệ qua Tiểu muội Maryvonne ở Bangui: Văn phòng sẽ nói với chị bảo họ liên lạc với nhóm này để biết họ và dự án của họ.

4/- Nhóm Phi luật Tân: liên hệ nhờ Cha Eric, nhóm Huynh đệ Linh mục, hy vọng có thể đến thăm họ sau đại dịch; họ vừa được Đức TGM Manilla công nhận, còn phải đợi để biết rõ họ hơn. Văn phòng sẽ tiếp tục  liên hệ cùng với cha Eric.
Tiểu muội Geneviève ở Bangui báo tin tại Bangui lễ mừng Anh Charles được phong thánh sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 7 tới.
  • Hội thảo về tính đồng nghị.
Phát biểu 1: Tính cộng đồng là DNA của Gia đình Charles de Foucauld, các thành viên sống tự nhiên ở nơi họ sinh sống. Nhiều người trong chúng ta đã thực hiện công việc này theo yêu cầu của Giáo hội cùng với các thành viên trong chi nhánh của họ, nhưng cũng với các giáo xứ hoặc các nhóm khác. Điều đặc biệt hơn đối với chúng ta có lẽ là ước muốn được cùng kiến tạo tính đồng nghị này với mọi người đang sống với chúng ta. Ở đó, tính đồng nghị hình thành trong cuộc sống cụ thể, trong cách chúng ta hiện diện, đối thoại, bao gồm tất cả mọi người cả nam lẫn nữ. Trong một số chi nhánh, còn có cả các thành viên của các giáo hội khác hoặc những người chưa được rửa tội nữa. Tóm lại, đó là phong cách của Nazareth. Gia đình của chúng ta là một trong số những gia đình đang cố gắng sống theo Tin Mừng. Các cấu trúc của chúng ta thấm nhuần tinh thần hiệp hành này, trong việc chia sẻ, ra quyết định, đồng trách nhiệm, tất cả mọi người đều tham gia. Công việc về tính đồng nghị này làm thay đổi cách lắng nghe của chúng ta đối với người khác.

Mỗi từ đều quan trọng và điều này mời gọi chúng ta cảnh giác nội tâm trong khi lắng nghe. Chúng ta cũng đã nói rằng tính hiệp hành này khó sống hơn với những người truyền thống hơn. Chúng ta thắc mắc tại sao nhóm Sodalité không có mặt ở đây trong khi các thành viên của họ tham gia tiến trình hiệp hành ở Tây Ban Nha, Pháp, Đức. Họ nhận được thông tin nhưng không phản hồi.

Phát biểu 2: Chúng tôi đã xem xét những gì đã diễn ra trong cộng đoàn: hiến pháp, hội đồng, tu nghị, đối thoại với anh chị phụ trách. Chúng ta tự hỏi: liệu chúng ta có biết cách lắng nghe những người ít bộc lộ bản thân nhất không? Một thách đố: cởi mở với người khác trong khi tập trung vào Đức Kitô. Trong các cộng đoàn sống theo linh đạo Foucauld, đều có khả năng lắng nghe cao.

Chúng ta đã nói về phẩm trật trong Giáo hội; khó mà có một cái gì đó mang tính đồng nghị. Tiếng nói của một người đàn ông đáng giá bằng tiếng nói của mười người phụ nữ. Phụ nữ khó thể hiện mình.

Các kinh nghiệm đã được trích dẫn: trong RCA (Tổng công ty đài phát thanh Hoa Kỳ), các cuộc họp được tổ chức bởi các cộng đồng cơ bản, nơi phát biểu tự do và cởi mở; ở Canada trong cộng đoàn Anh Em Thánh Giá, việc xin lỗi nhau hằng tuần đã mang lại những kết quả khá phi thường liên quan đến sự tiến bộ của họ với tư cách là một cộng đoàn. Người này có thể đến với người kia trong trường hợp mâu thuẫn. Sau đó, gợi mở các bước để xin lỗi: trở về với chính mình và bình tĩnh, giãi bày ý kiến dựa trên những sự việc có thật, chứ không theo cảm tính, tìm kiếm những giải pháp khả thi để cùng nhau bước trên con đường dẫn đến hòa hợp.

Phát biểu 3: Tinh thần CdF hướng dẫn chúng ta sống một cách rất hiệp hành. Một giám mục người Ý đã nói: “Tính đồng nghị nằm trên con đường của tình huynh đệ”. Tính đồng nghị giống như một chiếc xe đạp: bạn không chỉ nhìn nó đầy bụi bặm mà bạn phải đạp đi. Thật khó, nhưng chúng ta đang tiến tới. Trong Giáo hội, tính đồng nghị là một con đường để leo lên, nhưng tại một số nơi, nó lại là một sườn đồi khó leo.
Việc chúng ta sống huynh đệ là một cách kết nối ước muốn của những ai muốn sống cuộc sống huynh đệ lại với nhau, chúng ta có thể ở đó để chia sẻ với họ.

Đồng nghị nghĩa là sống tinh thần bình đẳng giữa chúng ta và với những người khác. Sau hết, chúng ta đann cử hai kinh nghiệm.

Một là của Nhóm Môn Đệ Phúc Âm: Trong tu nghị, họ quyết định thành lập các tổ làm việc để thúc đẩy tinh thần đồng trách nhiệm, sự tham gia. Sự lựa chọn này đã cho mọi người cơ hội tham gia. Trước đây, giới trẻ có xu hướng để người ta hướng dẫn thì nay họ tham gia nhiều hơn. Hai là nơi các Tiểu đệ: chúng tôi ghi nhận ước muốn luôn bước đi theo cách tập thể hơn. Các anh cố vấn có tầm quan trọng quyết định ở cấp khu vực; các anh phụ tá làm việc ở cấp độ như anh Tổng Quyền. Khi họp hội đồng, nếu chúng tôi không thống nhất với nhau, chúng tôi dành thời gian để suy tư và nếu cần thiết, chúng tôi hoãn cuộc bỏ phiếu cho đến khi chúng tôi có thể đạt được sự đồng thuận. Cuộc đối thoại này dường như rất quan trọng đối với chúng tôi; nó giả thiết một sự hiểu biết lẫn nhau tốt, một sự tôn trọng đối với người khác, một sự tin tưởng lẫn nhau, ít ra cũng là một sự gần gũi nơi tâm hồn.
  • Sự đóng góp của Gia đình Thiêng liêng Charles de Foucauld trong tiến trình đồng nghị của Giáo hội
           Linh đạo hợp nhất Hiệp hội của chúng ta lấy tình huynh đệ phổ quát làm nền tảng . Hiệp Hội này gồm có giáo dân, tu sĩ nam nữ, linh mục. Các huynh đoàn của chúng ta mở cửa cho những người hàng xóm, bạn bè của chúng ta, có nghĩa là nhiều người từ các Giáo hội khác, những người chưa được rửa tội, đều gặp thấy ở đó. Các huynh đoàn này mang tính đại kết.

          Cuộc sống này dựa trên sự lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau, tất cả mọi người đồng trách nhiệm và cho phép chúng ta vươn ra các vùng ngoại vi.
        Linh đạo của Charles de Foucauld đương nhiên dẫn đến tinh thần đồng nghị bởi sự cởi mở tích cực này đối với người khác, hướng tới những chân trời khác nhau, kẻ vô danh, kẻ ở xa, những người “không có tiếng nói”. Nó làm cho chúng ta có thể tiếp cận và gặp gỡ nhau dễ dàng, mà không làm mất đi tính đặc trưng của kitô giáo và tính cách môn đệ của chúng ta.

         Nói chung, chúng ta ước muốn đi theo cách tập thể và cộng đồng hơn. Sự đối thoại giữa chúng ta rất là quan trọng và giả thiết phải thật am hiểu và tin tưởng nhau, tôn trọng những người khác quan điểm, phải có sự gần gũi nhau, ít ra là trong tâm hồn.

         Điều này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục sáng tạo và hòa hợp với thế giới của chúng ta hôm nay để nhận ra  ở đó những lời gọi của Thánh Linh.
          Chúng ta chú ý liệu sao cho cấu trúc của chúng ta tương ứng với tinh thần huynh đệ này để đưa từng thành viên vào quá trình ra quyết định, mà mỗi anh chị có thể cảm thấy được góp phần và sự khác biệt của họ được tôn trọng.

          Trong Hiệp hội, tập hợp mười chín chi nhánh khác nhau, chúng ta quyết duy trì sự cộng tác này giữa chúng ta, bình đẳng giữa nam và nữ cũng như giữa giáo dân, nữ tu, tu sĩ và linh mục. Chính di sản của Anh Charles de Foucauld thúc đẩy chúng ta phải phát triển tinh thần này và thái độ huynh đệ này dẫn đến tính đồng nghị.

                                                                                                                                                                                    (Lm Gioan-Maria chuyển ngữ)

 
=========
 
 

Tác giả: thtscgs

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây