Thư chung số 158 -11/2023

Thứ tư - 02/10/2024 21:15
   Tu Hội Thừa Sai Chúa Giêsu
       Thư số 158 / Năm XIII
                   * * *                                         
LÁ THƯ ANH TỔNG PHỤ TRÁCH
Tháng 11/ 2023
-------------
TỪ TÍNH ĐỒNG NGHỊ, QUYỀN BÍNH ĐỂ PHỤC VỤ.
Daniela Leggio


Phan Rang, ngày 20.10.2023
Thưa quý Anh Linh Mục,
Toàn thể anh chị em TSCG quý mến,
            Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô - Chúa chúng ta, Tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.
            Tháng 11, xin anh chị em mỗi ngày đọc một Kinh Vực Sâu, cầu nguyện cho các người thân, quý ân nhân của anh chị em và của Tu hội đã qua đời.
            Tháng này, Anh Hai mời anh chị em cùng học hỏi bài thuyết trình của chị Daniela Leggio,  Thư ký văn phòng Tu Hội Đời của Bộ Đời sống Thánh Hiến và các Tu đoàn Tông Đồ ở Roma, trước các Đại Biểu của các Tu hội Đời trên thế giới, nhân dịp HỘI NGHỊ THẾ GIỚI CỦA CÁC TU HỘI ĐỜI, họp tại Roma, ngày 26 tháng 8 năm 2022, với chủ đề : TỪ TÍNH ĐỒNG NGHỊ, QUYỀN BÍNH ĐỂ PHỤC VỤ. Bài trình bày rất chất lượng, sâu sắc.

       Chúa Giêsu đã thành lập Giáo Hội bằng cách đặt Tông Đồ Đoàn đứng đầu Giáo Hội, trong đó Tông Đồ Phêrô là “đá tảng” (x. Mt 16:18), ngài phải củng cố đức tin cho anh em mình (x. Lc 22:32). . Nhưng trong Giáo hội này, như trong một kim tự tháp ngược, đỉnh nằm dưới đáy… Chính trong việc phục vụ dân Chúa mà mỗi Giám mục trở thành… đại diện của Chúa Giêsu, Đấng đã cúi xuống rửa chân cho các Tông đồ trong Bữa Tiệc Ly (x. Ga 13,1-15). Và trong một viễn tượng tương tự, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô không là gì khác nếu không phải là servus servorum Dei (đầy tớ của các đầy tớ của Thiên Chúa). Chúng ta đừng bao giờ quên điều này! Đối với các môn đệ Chúa Giêsu, hôm qua, hôm nay và mãi mãi, quyền bính duy nhất là quyền bính phục vụ, quyền năng duy nhất là quyền năng của thập giá... 1

      Những lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố vào tháng 10 năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập Thượng Hội đồng Giám mục này tức khắc toát ra một trực giác, một điều gì đó vang dội như một bước ngoặt, ngay cả khi tôi không thể xác định rõ ràng các đường nét của nó. Vì vậy, ở đây tôi muốn nói với bạn những gì tôi thoáng thấy, bắt đầu với biểu thức quyền bính duy nhất là quyền phục vụ này.

      Chúng ta quen sử dụng một cách diễn đạt khác, rất giống với cách diễn đạt này, đó là sự phục vụ của quyền bính. Đây là cách diễn đạt mà chúng ta cũng có thể tìm thấy trong Hiến pháp của chúng ta và vào năm 2008, Thánh Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Tu Đoàn đã chọn làm tiêu đề của một Huấn thị, tập trung vào mối quan hệ giữa quyền bính và vâng phục. Huấn thị này được gửi đến các thành viên của các tu hội thánh hiến sống cộng đoàn. Tuy nhiên, những người tận hiến khác, cũng có thể rút ra được trong đó những chỉ dẫn hữu ích liên quan đến lối sống của mình 2.

       Hai cách diễn đạt tương tự nhưng khác nhau: trong tiếng Ý, nó có vẻ như là một cách chơi chữ. Tôi không biết trong các ngôn ngữ khác cũng có kiểu chơi chữ như vậy không. Đối với tôi, dường như giữa hai cách diễn đạt quyền bính để phục vụ - phục vụ quyền bính có một khoảng cách đáng kể, nó mở đường cho việc hoán cải, thay đổi quan điểm, được diễn tả cách rõ ràng qua hình ảnh kim tự tháp ngược mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói.

      Khi nói quyền bính để phục vụ, theo ngữ pháp, chúng ta nhấn mạnh rằng chính từ phục vụ mới là danh từ chủ chốt; trong khi từ quyền bính chỉ là từ bổ nghĩa. Thực ra giới từ “để” dùng để chỉ nét riêng, đặc điểm của từ mà nó liên kết. Như vậy thì điều này có nghĩa là từ mà chúng ta vừa cùng nhau đề cập tới với tư cách là môn đệ là sự phục vụ, một sự phục vụ được thể hiện qua nhiều hành động, thái độ và tình huống khác nhau, kể cả quyền bính.

     Tuy nhiên, qua biểu thức phục vụ quyền bính, ngược lại: chúng ta đặt khái niệm quyền bính ở trung tâm; chúng ta có thể nói rằng đó sống cho riêng mình và coi việc phục vụ là đặc điểm của nó.

     Đó là động lực làm chúng ta nhớ đến cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với mẹ của Giacôbê và Gioan được thuật lại trong Tin Mừng Mátthêu3: khi Chúa Giêsu kiên nhẫn đảo ngược câu hỏi của người phụ nữ và một lần nữa tiết lộ luận lý đảo ngược về triều đại cứu rỗi của Người bằng cách lặp lại 'giữa các ngươi thì không như vậy'.

     "Anh em biết : thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy; Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20:25-27). Ở giữa anh em thì không được như vậy; trong cách diễn đạt này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói4 – chúng ta chạm đến chính tâm điểm của mầu nhiệm Giáo Hội – “giữa anh em thì không được như vậy” - và chúng ta nhận được sự soi sáng cần thiết để hiểu được thế nào là sự phục vụ theo phẩm trật.

     Yêu cầu mà Chúa đặt lên hàng đầu này soi sáng một sự thật hiển nhiên: nếu Chúa Giêsu phải đồng ý với thái độ này của các môn đệ, những người đã sống với Người, đi theo Người, lắng nghe Người, nhìn thấy Người, yêu mến Người... chắc chắn rằng Người sẽ phải làm như vậy với các môn đệ của mọi thời đại. Đức Giáo hoàng phát biểu tại hội nghị giáo hội ở Florence: ”Tôi không muốn một Giáo hội bận tâm đến việc biến mình trở thành trung tâm và cuối cùng bị nhốt trong mớ ám ảnh và thủ tục.

     Chúng ta không thể phủ nhận rằng cơn cám dỗ lớn của chúng ta, với tư cách là một cộng đoàn hay cá nhân, chính là việc đặt mình vào trung tâm, trở nên hữu hình, không từ bỏ cái tôinói chung đang cố gắng thay thế Thiên Chúa. Chúng ta thích ý tưởng về một Thiên Chúa quyền năng, mà như Đức Thánh Cha Phanxicô nói, chẳng qua là sự phóng chiếu lòng kiêu hãnh và sự sợ hãi của con người5, một Thiên Chúa khiến chúng ta trở nên quyền năng như Ngài (hoặc thậm chí hơn thế nữa). Từ uy tín cửa quyền đến bệnh cửa quyền chỉ có một bước.

    Chúng ta tưởng rằng những động lực này không ảnh hưởng đến chúng ta, rằng chúng ta không như vậy. Nhưng nếu thành thật nhìn vào chính mình, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong lãnh vực giáo hội, có lẽ hơn cả lãnh vực xã hội, chúng ta biết cách che đậy sự tự cao tự đại của mình bằng những lời biện minh dựa trên nền tảng tôn giáo và do đó là 'tốt'. Chúng ta hãy nghĩ xem khi nào chúng ta đang lấy mình làm trung tâm chứ không phải Người (Đấng) khác (với chữ N viết hoa) và người khác, được ngụy trang bằng những cụm từ như "Tôi vâng lời Chúa qua các anh chị đã bầu tôi". Cũng hay, nhưng có lẽ chúng ta chuyển từ vai trò này sang vai trò khác trong cộng đoàn mà không chịu nhường chỗ cho người khác; hoặc 'Tôi đưa ra quyết định này vì đó là trách nhiệm hiện tại của tôi' và điều đó cũng đúng, nhưng tôi quên lắng nghe những người có thể giúp tôi đưa ra quyết định đó để tránh bị thách thức hoặc phải từ bỏ ý tưởng của tôi trong cuộc thảo luận với người khác; hoặc nữa khi chúng ta nói 'ý Chúa thông qua tôi'; đúng vậy, nhưng chúng ta quên không xem xét ý Chúa thông qua các mối quan hệ và chỉ khi cùng nhau trao đổi, chúng ta mới có thể nhận ra các đặc điểm của nó. Nhiều khi để biết được ý Chúa, cần phải từ bỏ việc kiểm soát mọi sự để tin rằng những người khác cũng đang sở hữu một phần của cái tốt như tôi để làm nên bộ mặt của cái Thiện. Do đó, cần phải hết sức cảnh giác để loại bỏ những cám dỗ có thể đang ẩn núp trong chúng ta và chấp nhận rằng Thầy cũng nhân từ nhắc lại với chúng ta: giữa anh em thì không được như vậy.

     Sau đó, giải pháp thay thế là tự giành chỗ nhất, là để phục vụ, hoặc luôn luôn phục vụ, dù có người đứng đầu.

     Xét theo bản thể học, các môn đệnhững người đầy tớ, với tất cả các hậu quả thực tế và lý do tồn tại của từ này. Mẫu mực của sự phục vụ là chính Chúa Giêsu, Đấng không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa6 và là Đấng tóm tắt toàn bộ sứ vụ của mình bằng phạm trù phục vụ7 (Mc 10:45).

      Do đó, các môn đệ cũng phải nên giống Người bằng cách trở thành những người phục vụ các thành viên khác trong cộng đoàn và mọi người 8 .

     Tôi càng phục vụ nhiều hơn, khi vì nhu cầu của cuộc sống mà cộng đoàn đã bầu chọn tôi, thì sự phục vụ này sẽ mang hình thức của quyền bính, nó sẽ có thể là quyền lực.

      Tôi trích dẫn những lời của Đức Thánh Cha: 'Từ này, [quyền bính] đã trong Tin Mừng theo Thánh Marcô, không dễ dịch chính xác sang tiếng Ý. Từ Hy Lạp là “exousia”, theo nguyên ngữ, từ này chỉ điều “xuất phát từ một hữu thể”, từ một người hiện hữu. Nó không phải là một cái gì bên ngoài hay bị áp đặt, nhưng đúng hơn là đến từ bên trong... Nó liên quan đến căn tính của Chúa Giêsu, nó bắt nguồn từ việc nhận ra một uy quyền khác với uy quyền của thế gian, một uy quyền không nhằm mục đích thực thi quyền lực đối với người khác, mà là phục vụ họ, mang lại cho họ tự do và cuộc sống viên mãn' 9 .

      Đó là một từ mà chúng ta gán cho một loạt các ý nghĩa cũng rất khác nhau, từ việc thực thi chức năng hợp pháp đến quyền lực, từ quyền thế đến chủ nghĩa độc đoán.

     Nhưng nếu chúng ta trở về nguồn, thì từ quyền bính bắt nguồn từ động từ Latinh augere có nghĩa là 'tăng lên', làm cho lớn lên, làm triển nở thêm. Theo nghĩa này, Công đồng cũng đã sử dụng nó trong Hiến chế Lumen Gentium – Ánh Sáng muôn dân, chính xác là khi nói về phẩm trật của Giáo hội, Công đồng dạy rằng "Đức Kitô đã thiết lập nhiều thừa tác vụ khác nhau trong Giáo hội để chăn dắt và gia tăng dân Thiên Chúa " 10 .

      Và Đức Thánh Cha còn nói: Đức Kitô 'đã phục vụ dân chúng, Người giải thích mọi điều để dân chúng hiểu được: Người sẵn sàng phục vụ dân chúng. Người có thái độ của một người đầy tớ, và điều này mang lại cho Người quyền lực"11 .

     Theo định nghĩa, tôi có thể nói, quyền bính là dịch vụ giúp một người phát triển, giúp đỡ những người khác trên con đường phát triển. Sẽ rất thú vị khi đọc các điều khoản của hiến pháp liên quan đến các vị lãnh đạo, các vị chủ tịch và các vị Phụ Trách của các tu hội dưới góc độ làm cho một người phát triển, chẳng hạn chúng ta thay kiểu nói “người bảo đảm sự thống nhất của cộng đoàn” bằng người phục vụ cộng đoàn để tạo nên sự thống nhất, tình huynh đệ, lòng trung thành với đặc sủng và tất cả những gì gói ghém trong từ phát triển đó.

      Như vậy, sứ mệnh nhận được có liên quan đến trách nhiệm: chủ tịch, giám đốc, người đứng đầu một tu hội đã nhận được sứ mệnh phải chịu trách nhiệm trước những người đã trao nhiệm vụ cho mìnhcó thể giải thích thỏa đáng về cách thức mà mình đã thúc đẩy để những gì đã được giao phó cho mình được thăng tiến.

     Nếu hiểu được như vậy, thì thuật ngữ ' quyền bính' không thành vấn đề với chúng ta nữa.

      Tôi đang đề cập đến những nền văn hóa mà thuật ngữ này ngày càng trở nên lỗi thời, và điều này không chỉ vì sự nhầm lẫn đặc trưng hiện đại giữa quyền lực và chủ nghĩa độc tài12, mà trên hết là vì sự khẳng định tính ưu việt của cái 'tôi', được thổi phồng quá mức, đã trở thành điểm quy chiếu duy nhất để hành động, đối đầu, quyết định.

      Và vì đời sống thánh hiến thể hiện trong và thở hít các nền văn hóa, nên ở một số quốc gia, từ quyền bính làm cho người ta cảm thấy khó chịu khi chúng ta tiếp tục sử dụng nó: nhưng vào năm 2022, làm thế nào chúng ta vẫn nói về quyền bính? Và sau đó nói về quyền bính trong các tổ chức tu hội đời để làm gì? Chủ đề này có thể liên quan đến các dòng tu hoặc những tổ chức cần điều chỉnh đời sống cộng đoàn, nhưng không liên quan đến các tu hội đời gồm các thành viên nam nữ trưởng thành, được đào tạo để chịu trách nhiệm về hành động của chính mình!

     Tôi thiết nghĩ đằng sau những câu hỏi này ý tưởng về quyền bính được hiểu là quyền lực, nghĩa là quyền ra lệnh cho người khác, quyền quyết định cho người khác. Tuy nhiên, với tầm nhìn mới về đời sống tu trì do Công đồng đề ra, "đã có một sự chuyển đổi từ việc coi vai trò quyền bính trung tâm qua việc coi vai trò linh hoạt mang tính huynh đệ mới là chính". Đây là lý do tại sao sự đối đầu giữa các anh chị em và việc lắng nghe từng cá nhân trở thành một điểm thiết yếu để việc thi hành quyền bính mang lại giá trị truyền giáo. Việc sử dụng các kỹ năng quản lý, hoặc việc áp dụng các phương pháp được coi là do "ý Chúa" được thiêng liêng hóa và có tính gia trưởng, bị giảm thiểu đối với một thừa tác vụ được kêu gọi để đối mặt với những kỳ vọng của người khác, thực tế hàng ngày và các giá trị được sống và chia sẻ trong cộng đoàn "13 .

     Những cụm từ này đưa chúng ta trở lại đề tài: Từ tính đồng nghị, quyền bính để phục vụ. Giới từ Từđó diễn tả nguồn gốc, đáp ứng được đề tài này theo những gì đã được nói ở trên, chúng ta có thể nói rằng sự phục vụ là cái làm cho quyền bính thành một dịch vụ phát triển, chỉ có được nếu tính đồng nghị được duy trì; hay nói cách khác, sự phục vụ cũng mang hình thức quyền bính, nếu (khi nào?) nó xuất phát do kinh nghiệm về tính đồng nghị, hay có thể nói chính tính đồng nghị làm cho người phục vụ trở thành nguòi có quyền.

      Tính đồng nghị (Synodality) là từ của thời nay. Trên thực tế, vào năm 2018, nó đã là chủ đề nghiên cứu của Ủy ban Thần học Quốc tế, được xuất bản thành một tài liệu trong đó xác nhận rằng tính đồng nghị là một chiều kích cấu thành của Giáo hội, xác định rằng nó được trình bày rõ ràng trên ba cấp độ: cấp phong cách là lối sống và hoạt động thông thường của Giáo hội; cấp cấu trúc trong đó tính chất đồng nghị của Giáo hội được thể hiện như một thể chế, và cấp các tiến trình và sự kiện đồng nghị do Giáo hội triệu tập14 .

     Tuy nhiên, như thường xảy ra trong Giáo hội, hầu hết mọi người vẫn chưa biết đến tài liệu này ngay cả sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố và tiến trình đã được khởi xướng trong tất cả các Giáo hội trên thế giới, từ này bắt đầu phổ biến khắp nơi trên thế giới. Nó đã bắt đầu được sử dụng rất nhiều và tôi muốn nói, ít nhất là theo kinh nghiệm của tôi, là người ta đã gán cho nó những ý nghĩa khác với thực tế của nó hoặc đề cập đến những trải nghiệm khác với những trải nghiệm mà thuật ngữ này nhằm diễn tả. May mắn thay, các công cụ được cung cấp cho mọi người bắt đầu từ tài liệu ban đầu của Thượng hội đồng cho chúng ta cơ hội tìm thấy một cách hiểu chung, không như chúng ta nghĩ, nhưng nỗ lực nghiên cứu các bản văn có sẵn. Dù vậy, như Cha Giacomo Costa, SJ, viết: “Chúng ta vẫn chưa thể hiểu rõ ý nghĩa từ nguyên của cụm từ “đồng hành với nhau”, như Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã không tình cờ chọn từ “thượng hội đồng” làm từ khóa trong triều đại giáo hoàng của mình, có thể thực hiện một cách tự nhiên tuyệt vời. Bước đi cùng nhau tất nhiên nêu lên hai đặc điểm cơ bản nối kết chúng với nhau. Đặc điểm thứ nhất là tính năng động của một sự chuyển động, của một quá trình nhằm thay đổi. Những người muốn mọi thứ vẫn như cũ, không bắt đầu bước vào cuộc hành trình. Đặc điểm thứ hai được diễn đạt bằng từ 'cùng nhau', tiến trình đồng nghị nằm trên đường xây dựng một 'chúng ta'15 .

      Riêng tôi, dường như ngay cả ngày nay chúng ta vẫn thường nói hoặc nghĩ về tính đồng nghị sống động, hiểu nó như một từ đồng nghĩa với sự hiệp thông, hoặc như một sự chia sẻ đơn giản thông tin và các quyết định được đưa ra, hoặc thậm chí như một yêu sách động lực dân chủ mà thôi chứ chưa đếm xỉa gì đến quyền bính để phục vụ chúng ta đã đề cập tới. Có một thực tế là không có bài phát biểu, bài giảng, suy tư, đề xuất nào mà chúng ta không sử dụng thuật ngữ này, đôi khi như một khẩu hiệu. Và chúng ta biết rất rõ rằng trong giới giáo và ngay cả trong các tu hội, chúng ta thường để cho mình bị mê hoặc bởi một từ mà sau đó trở thành một khẩu hiệu.

      Không cần phải nghiên cứu sâu về tính đồng nghị, nhưng đọc nó như một nguồn của quyền bính phục vụ, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải đưa ra một số giải thích rõ ràng:

     Tính đồng nghị không phá bỏ chế, nhưng biến đổi nó, đặc biệt nó biến đổi sự tách biệt truyền thống và đôi khi đối lập giữa đặc sủng và chế thành một sự hòa hợp mới, một sự đồng hành phát sinh một lòng trung thành đầy sáng tạo để thi hành sứ mệnh của mình. Nhưng để được như vậy, như Đức Thánh Cha nói, ngay cả trong cộng đoàn ơn gọi, điều quan trọng là phải dành khoảng trống trong tư tưởng để nhận ra rằng Chúa Thánh Thần mới là nhân vật chính, Đấng đang hoạt động qua sự đa dạng.

      Vậy vấn đề là: liệu chúng ta có muốn chấp nhận rủi ro này không, nghĩa là từ bỏ sự an toàn của kinh nghiệm đã biết và chấp nhận rằng chúng ta đang bước đi trên một con đường mới, con đường Chúa đang mơig gọi chúng ta bước đi trong thời điểm này, và rằng chúng ta chỉ có thể thực hiện các bước đi này với nhau? Thật thú vị khi tiếp tục dòng duy, Đức Thánh Cha cảnh báo chúng ta bằng cách luôn nói rằng vì “một kiến thức đóng kín”, hoặc vì lối suy nghĩ khép kín, hoặc vì tham vọng cho rằng mình đã nắm bắt được mọi thứ, nên chúng ta bị cám dỗ muốn kiểm soát mọi sự, cám dỗ chiếm lĩnh không gian, để đạt được tham vọng hời hợt của những người muốn trở thành nhân vật chính trung tâm, như trong một buổi trình diễn trên truyền hình. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy...

2. Nền tảng của tính đồng nghị được nêu rõ trong Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng”: Do phép rửa tội, mọi thành viên của Dân Chúa phải trở nên những môn đệ truyền giáo (xem Mt 28:19). Tất cả những ai đã được rửa tội, dù ở vị trí nào trong Giáo Hội hay ở mức độ đào luyện nào về đức tin, cũng đều là những nhà truyền giáo, và sẽ là bất cập nếu chỉ nghĩ đến một kế hoạch truyền giáo được các nhà truyền giáo chuyên nghiệp thực hiện, trong khi các tín hữu khác chỉ là những người thụ hưởng thụ động. "16. Nói đến cộng đoàn tu trì, mỗi thành viên, bất kể họ làm công việc gì và trình độ học vấn ra sao, đều phải dùng đời sống mình mà làm cho đoàn sủng ngày nay được nhập thể. Bởi vậy, thật không đúng khi nghĩ rằng một đoàn sủng phải do những người đã được cộng đoàn bầu lên giải thích, còn những người khác chỉ là những người tiếp nhận sáng kiến và quyết định của những người đang chịu trách nhiệm lúc đó. Vì thế, vấn đề là phải làm sao để tất cả các thành viên vì có liên đới, đều đóng góp cho đời sống của cộng đoàn! Và điều này không phủ nhận quyền bính của những người, trong một thời gian ngắn, được cộng đoàn ủy quyền để phục vụ. Ngay cả trong cộng đoàn tu trì, tất cả chúng ta đều là những người tham gia tích cực. Vậy, chúng ta đừng lầm khi quyết định trao phó hoàn toàn mọi nhận thức đúng đắn về đời sống và sứ mệnh của cộng đoàn cho một nhóm người. Không chỉ những người trẻ, mà cả những người đã sống nhiều năm trong ơn gọi, những người được bầu vào các hội đồng và những người chưa hề tham gia vào sứ mệnh phục vụ này cũng đều mang lại sự mới mẻ của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều là một phần tử của cộng đoàn, và trong đó bao gồm tất cả những người mới tuyên khấn, những người đã sống lâu trong tu hội, những người nghĩ giống ta hay khác ta, những người sống ở đất nước nơi tu hội được thành lập hay những người ngoại quốc. Quý vị cũng có thể liệt kê thêmnên cố gắng tự hỏi xem ai là thành viên mà quý vị khó nhận ra khả năng đọc được đặc sủng này trong thế giới ngày nay, ai là người quý vị đồng tình nhưng....
 
                                                                                                (Còn tiếp)








3. Sự hiệp thông không phải là tính đồng nghị, nhưng giả thiết là trước đó phải có tính đồng nghị rồi. Đối với tôi, dường như đây là hai kinh nghiệm bổ sung cho nhau: Giáo hội, được hiểu là dân Chúa, thể hiện và thực hiện tính hiệp thông của mình bằng cách cùng nhau bước đi, tích cực tham gia vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Điều này không có nghĩa là giới thiệu tư tưởng về một Giáo hội hoạt động giống như một nền dân chủ và hơn nữa, ở đó, người ta đòi phải được tham gia. Gần đây, Đức Thánh Cha đã nói rõ ràng rằng thuật ngữ tính đồng nghị “không trình bày một phương pháp ít nhiều dân chủ hoặc thậm chí ít ‘dân túy’ hơn của Giáo hội, nó không phải là một kiểu tổ chức hay một dự án của con người nhằm tái tạo dân Chúa17 . Tính đồng nghị không đồng nghĩa với dân chủ. Đúng hơn đó là một sự chuyển động tuần hoàn, năng động để trao đổi với nhau, vì không ai có thể tự túc được. Thật vậy, chức năng ngôn sứ của toàn thể dân Chúa (trong đó có các mục tử) tương ứng với nhiệm vụ biện phân của các mục tử, nghĩa là từ những gì dân Chúa nói, các mục tử phải nắm bắt được những gì Thần Khí muốn nói với Giáo hội. Nhưng sự phân định phải bắt đầu từ việc lắng nghe này.

Còn những gì xảy ra trong các tu hội của chúng ta? Luật về các tu hội đời sống thánh hiến quy định rằng người ta không thể bầu chọn bề trên mà không có hội đồng, cũng không thể bầu hội đồng nếu không có bề trên, như vậy tái khẳng định rằng không thể chỉ có trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm tập thể, vì vậy những người được mời gọi đưa ra quyết định không thể làm được nếu không lắng nghe người khác trước để qua họ mà nhận ra các chỉ dẫn của Chúa Thánh Thần.

Chúng ta có thể hiện đầy đủ tính năng động của việc quản trị này không? Hay chúng ta biến hội đồng thành một cơ quan duy nhất ra quyết định, mà phớt lờ trách nhiệm cá nhân của những người mà chúng ta buộc phải lắng nghe ý kiến của họ? Hay chúng ta biến vị phụ trách thành người quyết định bằng cách đề xuất các động lực trong mối quan hệ với hội đồng mà không có đối thoại thực sự nào? Và trong mọi trường hợp, chúng ta có sẵn sàng nhìn nhận rằng toàn thể cộng đoàn được mời gọi sống vòng tuần hoàn này không bao giờ được bỏ mặc mọi thứ như hiện nay, bởi vì đó là một hoạt động sống còn và vì vậy có khả năng tạo ra cái mới của Thần Khí? Các tình huống có thể tạo điều kiện cho tính năng động này là gì? Và nếu không có, liệu chúng ta có sẵn sàng để tạo ra chúng, vì tin chắc rằng nó hoàn toàn cần thiết cho đời sống cộng đoàn của chúng ta, cho Giáo hội, và cho mọi người?
4. Tính đồng nghị bao hàm sự đa dạng, bởi vì con người đang trên đường không phải là một thực tại đồng nhất, mà đúng hơn đòi hỏi phải đương đầu với những vấn đề, ngôn ngữ và cách thức khác nhau để giải quyết thực tế. Các tổ chức quốc tế biết rõ điều này: nền văn hóa mà chúng ta đang sống, mối quan hệ với lịch sử và kinh nghiệm sống là nền tảng để sống ơn gọi, nhưng chúng có thể tạo ra sự khác biệt. Cụ thể, một chế độ hoặc cách tiếp cận phù hợp với Hoa Kỳ không phù hợp với Albania. Chỉ dưới ánh sáng của sự cân nhắc này, chúng ta mới có thể nói rằng phải khởi đầu từ việc lắng nghephân định thì mới thể hiện được tính đồng nghị. Bởi vậy, lắng nghe những ý kiến khác biệt là cần thiết để căn cứ vào đó mà những người có trách nhiệm mới có thể quyết định. Vấn đề không phải là thực hiện một cuộc điều tra xã hội học để đưa ra dữ liệu phổ biến, mà mình phải thật tình đón nhận những cách tiếp cận khác nhau đối với câu hỏi của mỗi người và sau khi đã lắng nghe rồi mới đưa ra quyết định. Như Đức Thánh Cha nói, sự phân định này là điều làm cho một Thượng hội đồng trở thành một Thượng hội đồng thực sự, trong đó nhân vật quan trọng nhất – có thể nói – là Chúa Thánh Thần, chứ không phải là một nghị viện hay một cuộc khảo sát ý kiến, điều mà các phương tiện truyền thông có thể làm được18.
Chính vì sự đa dạng bản thể học này mà chúng ta phải thấy rằng việc đối thoại đồng nghị đòi hỏi phải can đảm để nói cũng như để lắng nghe. Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong “Niềm Vui Tin Mừng” rằng: Tôi cũng đặc biệt ủng hộ việc đối thoại và gặp gỡ. Đối thoại không phải là đàm phán. Đàm phán là cố gắng giành lấy 'miếng' nào đó của chiếc bánh chung. Ý tôi không phải thế. Nhưng tìm kiếm lợi ích chung cho tất cả mọi người. Cùng nhau thảo luận, cùng nhau nghĩ ra những giải pháp tốt nhất cho tất cả. Nhiều khi gặp chuyện  mâu thuẫn. Xung đột nảy sinh trong đối thoại: điều đó là hợp lý và có thể đoán trước được. Và chúng ta không nên sợ hãi hay phớt lờ nó mà hãy chấp nhận nó. “Đó là sự sẵn sàng đối mặt trực tiếp với xung đột, giải quyết nó và biến nó thành một mắt xích trong chuỗi của một quá trình mới.”19 .
Vì thế, vấn đề không phải là tham gia vào một cuộc tranh luận mà trong đó một ai đó cố gắng phát biểu đúng thay cho những người khác hoặc chống lại quan điểm của họ bằng những lập luận áp đảo, nhưng là bày tỏ sự tôn trọng đối với những phát biểu mà một người cho rằng mình được Chúa Thánh Thần gợi ý nhằm giúp cho cộng đoàn phân định, đồng thời cởi mở để nắm bắt những gì những người khác cũng được cùng một Thánh Thần linh hứng 'vì lợi ích chung'20 và sẵn sàng từ bỏ niềm xác tín của riêng mình vì lẽ điều chúng ta cùng hợp tác xây dựng chắc chắn là điều tốt đẹp nhất.
Nhưng để trải nghiệm tất cả những điều này, có một chiều kích thiết yếu và cấu thành: đó là sự tự do. Sự tự do nội tâm của những người được mời gọi bày tỏ quan điểm riêng ngay cả khi họ biết điều mình nói khác với số đông. Nhưng những người được yêu cầu lắng nghe cũng phải có tự do nội tâm để không phê phán hay thành kiến là điều rất tệ hại. Tôi thấy điều Đức Thanh Cha nói mang tính biểu tượng: “Sau Mật nghị cuối cùng, thảo luận về gia đình, một hồng y đã viết thư cho Cha nói rằng: thật đáng tiếc là một số hồng y đã không có can đảm để nói một số điều vì sự tôn trọng đối với Đức Thánh Cha. "Điều này không tốt, đây không phải là tính đồng nghị," Đức Phanxicô khuyên nhủ, "bởi vì quý vị phải nói tất cả những gì quý vị cảm thấy phải nói nhân danh Chúa: không có sự tôn trọng theo kiểu loài người, không có sự hèn nhát. Đồng thời, người ta phải khiêm tốn lắng nghe và hoan hỉ đón nhận những gì anh em của mình nói'. Ngài giải thích “Với hai thái độ này, người ta mới thực hành tính đồng nghị.21
Tôi tự hỏi liệu quý vị đã có những tâm sự tương tự như của Đức Thánh Cha chưa, khi có ai nói với quý vị rằng vì tôn trọng, hoặc thường xuyên hơn là do sợ... quan điểm... của quý vị mà họ im lặng. Nếu quý vị chưa có những tâm sự tương tự, xin cho phép tôi nói với quý vị rằng... những khoảng lặng này tồn tại và cũng thường xuyên xảy ra trong các cộng đoàn của chúng ta vì chúng ta thường chấp nhận sự thiếu tự do những động lực khác nhau tác động. Ví dụ, trong một vài cảnh ngộ, mối quan hệ với bề trên khiến quý vị cảm thấy không thoải mái khi bày tỏ các quan điểm khác nhau. Hoặc cũng có thể một điều sai lầm xảy ra ở nơi khác, đó là người ta né tránh các cơ hội xung đột vì nghĩ sai về tình huynh đệ, bởi vì khi đó sự khác biệt vẫn còn đó và trở nên nguyên nhân gây chia rẽ.
Ở đây chúng ta đề cập đến một trong những tiêu điểm của việc đào tạo trong các tu hội của chúng ta: liệu việc đào tạo của chúng tagiúp hướng tới sự tự do nội tâm cho phép chúng ta sống thời đại của mình một cách có trách nhiệm hay không, hay đó là một chương trình đào tạo giữ chúng ta trong một hốc an toàn khỏi phải đối diện với những người có quan điểm khác với mình hoặc tệ hơn nữa, điều đó mang lại cho chúng ta những điều chắc chắn khiến chúng ta không thể lắng nghe và đối mặt với sự đa dạng?
Rõ ràng tự do không phải là làm những gì mình muốn, mà phải thực sự là chính mình, đồng thời nhận thức nơi bản thân  luôn có những điều không thoải mái bên trong và bên ngoài; duy trì sự độc đáo có một không hai của chúng ta, mong muốn thực hiện cuộc sống mình cách hiệu quả và vui tươi, theo ý Chúa dành mỗi người; đồng thời sẵn sàng khám phá và đón nhận sự độc đáo ấy nơi người khác, và sẵn sàng thay đổi, để thực hiện các bước khác với những gì chúng ta nghĩ, với niềm xác tín rằng mối quan hệ cũng không ngừng giúp chúng ta ý thức về bản thân, về sự hiện hữu của mình và chỉ ra các con đường sứ mệnh; không để cho cảm giác mình được yêu thương, ý thức về vị trí của mình trong thế giới và trong Giáo hội lệ thuộc vào những cảm nghĩ của người khác về mình hay do thiện ý mà có được, nhưng luôn kiên vững trong Tình yêu nhưng không của Chúa Cha, một tình yêu luôn đi trước và đồng hành với chúng ta, bỏ lại sau những gánh nặng vô ích và vui vẻ chấp nhận sự thật này là tương quan với những người khác giúp chúng ta sống trong hòa bình.
Như Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tự do có nghĩa là có thể suy nghĩ về những gì chúng ta làm, có thể đánh giá điều gì tốt và điều gì xấu, đây là những loại hành vi dẫn đến sự phát triển; nó có nghĩa là luôn chọn điều tốt. Chúng ta hãy tự do làm điều thiện. Và trong việc này, đừng sợ lội ngược dòng, ngay cả khi điều đó không dễ dàng! Luôn được tự do lựa chọn điều tốt đẹp là một nhu cầu nhưng nó sẽ khiến bạn trở thành những người có nghị lực, có thể can đảm và kiên nhẫn (parrhesia và ypomoné ) đương đầu với cuộc sống, với con người  "22
Thế nhưng, sự tự do này chỉ có thể mang giá trị tin mừng nếu được kết hợp với từ sự thật. Vì chính sự thật giải thoát chúng ta (Ga 8:32). Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu sự thật này là gì, sự thật trọn vẹn là chính Đức Kitô mà mỗi người nam nữ đều dự phần, để họ trở thành người tìm kiếm và chứng nhân cho Người.
điều là sự thật trực tiếp đối lập với dối trá, nên buộc chúng ta không được nói dối, nhưng cũng không được chỉ nói một phần sự thật bởi vì đây cũng là một cái bẫy mà chúng ta có nguy cơ mắc vào. Tất nhiên chúng ta không thể là người chỉ nói một phần sự thật nhắm lừa dối người khác. Đúng một nửa là một hình thức  khác của dối trá ... Một lần nữa: điều đó đòi chúng ta phải trung thực trong cuộc sống, để qua lời nói và hành động của chúng ta người ta có thể biết chúng ta là ai, chúng ta đang tin vào ai, chúng ta đang suy nghĩ gì.
Nội dung của từ sự thật này do tiếng La-tinh veritas, có nghĩa là một lời khẳng định của một ai đó phù hợp với thực tế.
Nhưng sự thật cũng còn có một ý nghĩa khác nữa mà thuật ngữ aletheia trong tiếng Hy Lạp mang lại cho chúng ta, giúp cho cái nhìn của chúng ta được phong phú hơn, sâu sắc hơn. Sự thật (= aletheia) có nghĩa là 'vứt bỏ bức màn che'. Và thật tuyệt vờiđó là một món quà bất ngờ Chúa ban cho chúng ta. Sự thật là thứ quý vị khám phá ra: bạn mở nắp ra để xem bên dưới có gì. Có thể đó không phải là điều bạn nghĩ, có thể không phải là điều bạn muốn, có thể nó buộc bạn phải thay đổi, có thể nó khiến bạn khó chịu, có thể khó chấp nhận nó, có thể nó làm bạn đau đớn. Nhưng đó là những gì được trao lại cho bạn để bạn có thể cùng với mọi người bước đi trong điều thiện và vì điều thiện. Để theo bước chân Thầy, chúng ta cần phải sẵn sàng đón nhận lời Người, cần phải cầu nguyện để loại bỏ sự kháng cự và các chọn lựa theo đường lối riêng của mình hầu có thể bước đi trên con đường của Người. Để lắng nghe Chúa Giêsu, Đấng mang lại sự thật, người ta phải có can đảm của sự thật.
Lời mời gọi chúng ta gửi cho nhau là hãy sống 'theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu. Chính người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế, Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái.'23 .
__________  
1 Đức Phanxicô, Diễn văn nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, 17 tháng 10 năm 2015,
https://www.vatican.va/content/francesco/it/speeches/2015/october/documents/papafrancesco_20151017_50 anniversariosinodo.html
2 Bộ Đời sống Thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ, Phục vụ quyền bính và Vâng phục, 11 tháng 5 năm 2018
3 Mt 20,20-21: "Bấy giờ mẹ của các con ông Dê-bê-đê  đến gặp Đức Giêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi: "Bà muốn ?" . Bà thưa: “ Xin Thầy truyền cho hai đứa con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.
4 Đức Phanxicô, Diễn văn nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, ibid.
5 Đức Phanxicô, Năm Thánh Loại Trừ Xã Hội, 13 tháng 11, 2016: “Chúng ta hãy mở mắt ra nhìn Thiên Chúa, thanh tẩy con tim khỏi những biểu tượng lừa dối và sự sợ hãi, khỏi thần dữsự trừng phạt, biểu tượng của lòng kiêu hãnh và sợ hãi của loài người” .
6 Pl 2,6-7 Người vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ,, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.”
7 Mc 10,45 Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.
8 Xem Mc 9,35; 10,43; Mt 20,26; 23,11; Lc 22,26-27
9 Đức Phanxicô, Thư gửi những người không tin, 4 tháng 9 năm 2013,
https://www.vatican.va/content/francesco/it/letters/2013/documents/papafrancesco_20130911_eugenio scalfari.html
10 Hc. Ánh Sáng muôn dân số 18: Để chăn dắt và phát triển Dân Thiên Chúa luôn mãi, Đức Ki-tô đã thiết lập các thừa tác vụ khác nhau trong Giáo Hội để mưu ích cho toàn Thân Mình. Thật vậy, khi đã được trao ban quyền bính thánh thiêng, các thừa tác viên phục vụ anh chị em mình để mọi người trong đoàn Dân Thiên Chúa đang thực sự hưởng nhận phẩm giá Ki-tô hữu, có thể đạt đến ơn cứu độ, nhờ cùng nỗ lực trong tự do và trật tự hướng về cùng một cứu cánh.
11 Phanxicô, Bài giảng tại nhà nguyện Thánh Matta, 10 tháng 1, 2017
12 Fabio Fiore, La crisi dell'autorità nel 900,

http://www.dircost.unito.it/dizionario/pdf/FioreAutorita.pdf
13 Bộ Đời sống Thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ, Rượu mới Bầu da mới, số. 41
14 Ủy ban Thần học Quốc tế, Tính đồng nghị trong Đời sống và Sứ mệnh của Giáo hội, số. 70
ttps://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/cti_documents/rc_cti_20180302_sinodalita_it.html

15 Giacomo Costa SJ, Fare sinodo il coraggio della fecondità, trong Aggiornamenti sociali https://www.aggiornamentisociali.it/articoli/faresinodoilcoraggiodellafecondita
16 Phanxicô, Evangelii Gaudium, 24 tháng 11, 2013, n 120
17 Francesco, Videomessaggio in evente della Plenaria della Pontificia Commissione per l’America Latina, 2427 maggio 2022,
ttps://www.vatican.va/content/francesco/it/messages/pontmessages/2022/documents/20220526 videomessaggioplenariapcal.html
18 Đức Phanxicô, Diễn văn trước các tham dự viên Phiên họp khoáng đại của Bộ Giáo lý Đức tin, 22 tháng 1 năm 2022,
https://www.vatican.va/content/francesco/it/speeches/2022/january/documents/20220121plenaria cdf.html
19 Francesco, Incontro con i rappresentanti del V convegno nazionale della Chiesa Italiana, ngày 10 tháng 11 năm 2015, trong:
https://www.vatican.va/content/francesco/it/speeches/2015/november/documents/papa francesco_20151110_firenzeconvegnochiesaitaliana.html
20 1 Cor 12,7: Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì lợi ích chung”.
21 Francesco al sinodo, trên Archivio radio vaticana, ngày 6 tháng 10 năm 2014,
http://www.archivioradiovaticana.va/storico/2014/10/06/francesco_al_sinodo_lavorare_con_franchezza_e_umilt%C 3%A0_per_il_bene/it1107967
22 Đức Phanxicô, Diễn văn trước học sinh các trường do Dòng Tên điều hành ở Ý và Albania, 7 tháng 6 năm 2013,

https://www.vatican.va/content/francesco/it/speeches/2013/june/documents/papafrancesco_20130607_scuoleesuiti.html
23 Êph. 4:15-16


 

Tác giả: thtscgs

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây