CUỘC ĐỜI CHÂN PHƯỚC CHARLES DE FOUCAULD (CHƯƠNG 3)

Chủ nhật - 03/05/2020 10:33
CUỘC ĐỜI CHÂN PHƯỚC CHARLES DE FOUCAULD (CHƯƠNG 3)
Cuộc đời Chân Phước Charles de Foucauld

Chương 3


CUỘC HOÁN CẢI

 
Tìm lại gia đình

Sau một năm đi thám hiểm đầy căng thẳng, Anh trở về Algérie tháng 5 năm 1884, lao mình vào những cuộc truy hoan điên cuồng mà sau này Anh phải tự trách mình. Đó không phải là một con người đã hoán cải trở về từ Marốc!

Tháng sau, Anh trở về Pháp. Bà dì Moitessier tiếp nhận Anh như một đứa con trai hoang đàng, nghiêm nghị nhưng với lòng nhân hậu. Các chị em bà con của Anh luôn cư xử tốt với Anh. Sau bốn năm vắng bóng, Anh đã tìm lại được gia đình của mình.

Đầu năm 1885, Anh trở lại Algérie để soạn thảo tập sách “Cuộc thám hiểm xứ Marốc” của Anh.

Chính vào thời kỳ này, Anh gặp cô con gái của Đại tá Titre, nhà địa lý học chịu ảnh hưởng của Mac Carthy. Cô gái mới theo đạo này đã làm Anh vui thích và Anh muốn cưới cô ta để ổn định tác phong của mình. Bà Marie de Bondy đã khôn khéo ngăn cản cuộc hôn nhân này, và Charles đã hết lòng biết ơn bà.

Ngày 14 tháng 9 năm 1885, Anh đi thăm các ốc đảo tại miền Nam Algérie để hoàn thành tác phẩm của mình bằng cách đối chiếu với nhiều nguồn khác nhau.

Khi được bổ sung vào đội quân chủ lực, Anh gặp được Nam tước Motylinski. Cũng như trước đây họ đã cùng tham gia chiến dịch năm 1881 chống lại Bou Amama và đã cùng nhau chia sẻ những ý tưởng giống nhau về tương lai của thực dân Pháp, nên họ đã kết thân với nhau. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, De Foucauld đã rút ngắn chuyến đi, và vội vàng trở về Pháp.

Phố Miromesnil

Ngày 19 tháng 2 năm 1886, Anh đến cư ngụ tại số nhà 50 đường Miromesnil, Paris, rất gần nhà bà dì Moitessier. Anh thường dùng bữa tại nhà dì: đó là gia đình của Anh, nơi đó được gặp gỡ các anh em họ hàng và người thân, nhưng kể từ khi người ta bàn chuyện chính trị thì Anh không còn ăn ở đó nữa; mà người ta lại thường tổ chức như thế vì những người thuộc gia đình Moitessier nắm giữ một vai trò chính trị hết sức hiển hách nên có nhiều người lui tới, nhất là vì môi trường phái Orleanist. Cái lối sinh hoạt chính trị đó bỏ mặc Anh Charles dửng dưng, nó chẳng quan tâm gì đến Anh ta.

Kể từ khi ở Marốc về, Anh không còn là một người như trước nữa. Anh sống trong sự cô tịch và khiết tịnh, say mê nghiên cứu, miệt mài viết lách. Vũ trụ bất khả tri, trong đó Anh đã từng sống trong mười năm qua, đưa đẩy Anh tiếp xúc với những phụ nữ thánh thiện mà Anh thấy đang sống bên Anh và Anh yêu thương họ vô cùng. Đối với Anh, họ chỉ chứng tỏ cách thật kín đáo cho Anh thấy là họ rất yêu thương Anh. Anh quan sát họ cẩn thận và Anh thấy không có điều gì đáng trách trong việc giữ đạo của họ. Chính cái chứng từ thầm lặng của lòng sùng mộ và các nhân đức này của họ đã dẫn đưa Anh trở về lại với đức tin.

Bà Marie de Bondy

Trong số các phụ nữ thánh thiện thân cận của Anh, có bà Marie de Bondy và chính bà là người đầu tiên đã sinh ra Charles de Foucauld vào đời sống thiêng liêng. Cha chúng tôi (Viện phụ Nantes) nói: “Đối với Charles bà Marie là sự phản ánh của những điều thiêng liêng. Bà là hình ảnh của sự thánh thiện đối với Anh. Tình yêu của bà đã làm nảy sinh trong Anh tình yêu Thiên Chúa.”

Chính để tỏ lòng biết ơn mà Anh xúc động nhắc đến ân huệ này vào năm 1897 trong “kỳ tĩnh tâm tại Nazareth” như sau: “Đối với tôi, cuộc đời dĩ vãng của tôi, chính là kỳ công của lòng thương xót Chúa.”

Tâm hồn rối loạn, nỗi lo sợ, kiếm tìm sự thật, lời cầu nguyện này: “Lạy Chúa, nếu Chúa hiện hữu thì xin cho con nhận biết Chúa!” Tất cả những cái đó là công trình của Chúa, Lạy Chúa! Công việc của Chúa chỉ thuộc về Chúa thôi! Một tâm hồn cao thượng có thể giúp Chúa, nhưng là bằng sự thinh lặng, sự dịu dàng, lòng tốt và sự hoàn hảo của nó.

Không một từ nào trong số những từ này là thừa thãi. Đây là việc tông đồ mà Cha de Foucauld mơ ước suốt đời! Sau khi đã trải nghiệm trước tiên nơi bản thân mình đó như là công cụ của sự cứu rỗi của mình. Bà Marie thực sự là người trung gian bên cạnh người em họ của mình nhờ “mầu nhiệm Đức Mẹ Thăm Viếng”, là mầu nhiệm sớm trở thành trung tâm của linh đạo Charles de Foucauld.

Chúa đã lôi cuốn tôi thực hành các nhân đức nhờ vẻ đẹp của một tâm hồn, nơi đó tôi nhận ra nhân đức cao quý là dường nào, rằng nó đã vĩnh viễn làm cho tâm hồn tôi say đắm.

Chúa đã lôi kéo tôi bước theo chân lý cũng nhờ vẻ đẹp của tâm hồn ấy. Khi ấy Chúa đã ban cho tôi 4 ơn. Ơn đầu tiên là gợi hứng cho tôi tư tưởng này: Bởi vì bà này thông minh như thế, thì tôn giáo mà bà bày tỏ cách cương quyết như vậy không thể là hành động điên rồ như tôi nghĩ.

Thứ đến là ơn gợi hứng cho tôi một suy nghĩ khác: Bởi vì tôn giáo này không phải là chuyện điên rồ, nên có lẽ là chân lý, không có ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất, cũng chẳng có trong bất kỳ hệ thống triết học nào.

Thứ ba là giúp tôi tự nhủ: Vậy thì chúng ta hãy tìm hiểu tôn giáo này; hãy tìm đến với một giáo sư đạo Công giáo, một linh mục uyên bác, để xem đạo ấy thế nào và liệu có nên tin những gì đạo ấy dạy không.

Thứ tư là ơn khôn sánh được học hỏi về đạo này với Cha Huvelin.”

Cha Huvelin

Vậy chính bà này, người “mẹ thiêng liêng” của Anh, đã dẫn Anh đến với Cha Huvelin, người trở thành vị linh hướng của Anh suốt 10 năm.

Charles đã ngưỡng mộ người chị họ của mình thế nào thì Anh cũng ngưỡng mộ vị linh mục này như vậy, Anh coi ngài như một vị thánh mà Anh chỉ việc tuân theo, y như một đứa trẻ bước theo cha mình vậy. Với tình yêu mến dạt dào Anh tạ ơn Chúa:

Chúa đã bồng ẵm con trên tay từ lúc đó và ơn lại thêm ơn. Con đến xin học đạo: Ngài bảo con quỳ xuống, giúp con xưng tội và cho con rước lễ liền sau đó.

Chúa tốt lành biết bao! Con hạnh phúc dường nào! Con đã làm gì để được hưởng những ơn đó? Và kể từ đó, lạy Chúa! Đó là một chuỗi những ân sủng ngày càng tăng, một cơn thủy triều ân sủng dâng cao, cao lên mãi.

Lạy Chúa Giêsu, ơn thưởng thức một tình yêu đằm thắm và triển nở, ơn yêu thích cầu nguyện, ơn tin vào Lời Chúa, ơn ý thức sâu xa về bổn phận bác ái, ơn ước ao bắt chước Chúa, ơn lời Cha Huvelin dạy trong một bài giảng là “Chúa đã chọn chỗ thấp hèn nhất đến nỗi không ai có thể chiếm nổi” đã ghi khắc sâu trong tâm hồn con làm con khát khao dâng cho Chúa những hy sinh lớn lao nhất mà con có thể làm được: Đó là sự vĩnh biệt gia đình êm ấm, nguồn hạnh phúc của con để đi đến một nơi thật xa, để sống và chết tại đó.”

Có gì tốt hơn, quý giá hơn là những liên hệ hoàn toàn siêu nhiên với chị Marie de Bondy không? Từ lúc trở về với Chúa, chính mối dây liên hệ thân thiết ấy đã làm nảy sinh trong Anh sống tưởng dâng hiến, không phải là một nửa, hay một thời gian, nhưng là mãi mãi!

Với Anh Charles, bà Marie đã là người môi giới dẫn đưa Anh đến cùng Trái Tim Chúa Giêsu không thoái lui, cũng không giữ Anh lại cho riêng mình. Tình cảm của Anh là hoàn toàn tinh khiết, bởi vì nó trọn vẹn “trong Thiên Chúa”. Cũng như mối tương quan của Đức Trinh Nữ Maria với Chúa Giêsu, Mẹ để cho Người đi theo ơn gọi của mình vào sa mạc, và tới đỉnh đồi Canvê…

Chúng ta hãy bước vào trong ngọn lửa tình yêu vĩ đại này để Cha de Foucauld lôi kéo chúng ta và đến lượt chúng ta được Anh thắp sáng, và chúng ta biết rằng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta đến tình yêu thánh thiện dẫn đưa chúng ta lên Thiên đàng.

 
(Trích CRC số 329 – tháng 01/1997, tr. 20-23)

Tác giả: thtscgs

Nguồn tin: CRC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây