CUỘC ĐỜI CHÂN PHƯỚC CdF - Chương 10

Thứ ba - 09/05/2017 09:26
Ngày 23 tháng 6 năm 1905, trong cuộc viễn chinh dẹp loạn trong vùng Hoggar, Cha de Foucauld cùng với Đại úy Dinaux đã tiếp xúc với Moussa Ag Amastane, thủ lãnh bộ lạc Touareg. Ông này cùng với các thân hào nhân sĩ đã đến tạ lỗi vì thái độ của mình trong 2 năm qua.
CHƯƠNG 10
 
HOGGAR MỞ NGỎ
(1904 – 1908)
 
             Ngày 23 tháng 6 năm 1905, trong cuộc viễn chinh dẹp loạn trong vùng Hoggar, Cha de Foucauld cùng với Đại úy Dinaux đã tiếp xúc với Moussa Ag Amastane, thủ lãnh bộ lạc Touareg. Ông này cùng với các thân hào nhân sĩ đã đến tạ lỗi vì thái độ của mình trong 2 năm qua. Họ nêu lên những lợi ích của hòa bình, sự chấm dứt nạn cướp phỉ : Nước Pháp sẽ hỗ trợ Moussa và giúp ông thu thuế thân, cũng như đánh dẹp các bộ lạc nổi loạn để đảm bảo sự thống nhất của vương quốc mình. Như một dấu hiệu thần phục Pháp,  Moussa chấp thuận đóng thuế và đề nghị hộ tống đại úy trong các chuyến đi của ông ta, và hứa bảo hộ “ vị đạo sĩ kitô-giáo, người đầy tớ duy nhất của Thiên Chúa” được cư ngụ trong lãnh thổ của mình. Ông Dinaux ngần ngại không muốn để bạn mình ở lại một mình giữa một khu vực mà mới hôm qua còn là kẻ thù ghê gớm đối với người Pháp. Nhưng Cha de Foucauld nhất quyết ở lại Tamanrasset, nơi họ đến vào ngày 13 tháng 08 năm 1905.

TAMANRASSET

              Ngày 04 tháng 09 năm 1905, các bạn cùng đi công tác ra đi, và Cha de Foucauld ở lại một mình. Trong thư gửi cho bà Marie de Bondy, Cha mô tả tình trạng của mình như sau :

          “ Em rất hạnh phúc được đến ở trong xứ này và tại miền này, (…) Đây là trung tâm của bộ lạc hùng mạnh nhất nước. Những người du cư và một số cư dân đã quen đến với em để xin kim may, thuốc men, và lần hồi những người nghèo đến xin một ít lúa mì…”

            Ngày 07 tháng 09, Cha đã dâng thánh lễ đầu tiên trong “căn chòi hộp nhỏ” (la frégate), một loại nhà hầm tối tăm mà những người lính đã làm cho Cha trước khi ra đi. Cha xin những người thường liên lạc với Cha bằng thư từ đặt các “bảng Tạ Ơn” tại nhiều đền thánh để đánh dấu biến cố và tạ ơn Chúa. Đây là việc hoàn tất ơn gọi của anh, đây chính là nơi mà anh muốn sống cuộc đời Nazareth. Trong sự cô tịch tuyệt đối nhất, nguy hiểm triền miên, hạ tiện, dã man.

           Anh đã sống giữa những con người hèn hạ nhất : những tên nô lệ da đen là thành phần dân số đông nhất tại Tamanrasset.

         “ Đối với những người nô lệ vẫn còn làm việc được, họ bị bỏ lại ở đó, như những con vật, họ chăn giữ đàn gia súc và giao phối ngẫu nhiên,  như những động vật của họ. Tất cả các trẻ em sinh ra đều do một người cha vô danh, và sống bỏ liều, sớm quên mẹ của chúng !”

          Đối với phụ nữ, “ khi họ đã già, các chủ nhân giải phóng họ, và sau đó họ hoàn toàn thiếu thốn, họ không có chồng, không có gia đình, họ sống chung với những con dê!

          Còn người Touareg thì sao ? Chẳng khá gì hơn ! Các phụ nữ ca ngợi những vụ cướp của do cánh đàn ông thực hiện : đó là mối quan tâm duy nhất của họ ! Khi không có việc làm, người ta chơi trò đấu kiếm, và ca mừng những trận chiến trong quá khứ với những tiếng vỗ tay của phụ nữ. Đối với những thành phần còn lại, họ sống tự do, tàn sát các trẻ em sinh ra ngoài giá thú. Đôi khi  người ta thấy Cha tỏ vẻ ghê tởm – mặc dù vì bác ái ông không nói ra ! – những phong tục thô bỉ của đám dân mà Cha đã quyết định cùng chung sống.

          Đó là một hốn hợp giữa sự man rợ và những tư chất tự nhiên, mà Anh Charles Chúa Giêsu cố gắng tách biệt hai lãnh vực đó ra hầu giáo dục họ từ từ. Nhờ ảnh hưởng tích cực của Anh, trước hết, anh sẽ kín đáo gây ảnh hưởng, rồi càng ngày càng nhiều hơn, linh hoạt hơn bởi ý muốn hoàn toàn là siêu nhiên :

           “ Để những người Hồi giáo nhìn thấy Thập Giá và Thánh Tâm; thiết lập tình bạn, tình bạn với Chúa Giêsu mà trái tim là biểu tượng. “

           Chúng ta biết rõ tầm quan trọng mà Anh gán cho việc làm gương sáng và thầm lặng gây ảnh hưởng là thế nào. Để bắt chước Chúa, Anh sống bác ái, phân phát thực phẩm, vô số quà tặng và ân cần chăm sóc. Và trên hết, Anh luôn luôn tươi cười.
Một cuộc sống đầy hy sinh, từ bỏ biết chừng nào ! Nhưng ý Chúa còn đòi hỏi Anh nhiều hơn nữa, và Anh luôn sẵn sàng vâng theo.

TỰ HỦY

           Trong tháng 05 năm 1906, Motylinsky, bạn Cha là một người thông thạo cả tiếng Ả-rập lẫn thổ ngữ Berbère, tới xin anh dạy thổ ngữ Touareg và họ cùng thực hiện một chuyến đi xa. Cha trở về Béni-Abbès: dân chúng tỏ cho Cha thấy họ vui mừng được gặp lại Cha. Cha rất cảm động khi coi sự gắn bó ban đầu này đối với bản thân Cha như là dấu hiêu họ gắn bó với Chúa Giêsu vậy.

         Trong tháng 11 năm 1906, Cha nhận được một niềm hy vọng tuyệt vời, đó là các Cha Dòng Trắng vừa gửi đến cho Cha một người bạn đồng hành. Anh ta là một bộ binh cũ ở Algerie, một công dân Pháp thuộc miền Breton, mới 23 tuổi; anh có ơn gọi tu trì; đó là thầy Michel. Nhưng than ôi, bốn tháng sau đó, thầy bỏ cuộc vì bị bệnh và kiệt sức.

          Cha Charles de Foucauld cùng Đại úy Dinaux đi xuống Tamanrasset, nơi Cha đã đến vào ngày 06 tháng 07. Cha ở lại đấy 18 thâng. Lần này, Cha xác tín rằng người dân Touareg đã tin tưởng vào Cha hơn chứ không còn nghi ngờ như lần đầu tiên khi Cha ở đó. Điều này làm cho Cha rất vui. Còn lại một mình, không ai phục vụ, Cha (như luật Giáo Hội thời đó quy định) không được phép dâng lễ.

          Phải chịu khổ rất nhiều, nhưng Cha không nản lòng.

          “ Lợi ích to lớn mà tôi có thể làm được, đó là sự hiện diện của tôi mang Chúa Giêsu Thánh Thể đến hiện diện ở nơi đây; không thể nào Chúa Giêsu hiện diện ở đó mà lại không tỏa sáng ra. Sự hiện diện cách bí tích của Người lại không phải là nguồn ban ân sủng sao. Rồi, ít nhất cũng có được một linh hồn ở giữa El Goléa và Tomboctou đang thờ phượng và cầu nguyện với Chúa Giêsu.”

         Chính lúc đó, có biết bao nhiêu khó khăn dồn dập đến với Cha. Sáu tháng trôi qua mà không nhìn thấy một người Pháp, một kitô-hữu. Thêm vào đó, nạn đói xảy ra vì 17 tháng hạn hán và Cha nhìn thấy cảnh tiêu điều, nhất là đối với trẻ nhỏ. Cha đã phân phát tất cả thực phẩm của mình cho chúng.

         Khó khăn lớn nhất của Cha chính là sứ vụ tông đồ : Ba Hamou ( Giáo trưởng hồi giáo), người sẽ trực tiếp liên quan đến cái chết của Cha) đến thuyết phục Moussa để cho người dân Touareg theo Hồi giáo; họ chỉ theo hồi giáo bề ngoài, và càng ngày họ càng cởi mở hơn đối với người Pháp. Cha Charles Chúa Giêsu, tuy hy vọng Moussa sẽ theo đạo; Cha đã thấy trước như nhiều người nói là Cha đã phí sức vô ích!

          Điều này, tuy không làm suy giảm lòng can đảm của Cha, nhưng góp phần làm cho sức khỏe thể xác của Cha suy sụp. Tháng 01 năm 1908, sức khỏe của Cha  đột ngột suy sụp toàn bộ. Cha viết cho bà Marie de Bondy :” Em tưởng rằng thế là hết !

           Ai cũng nghĩ vậy.  Lúc đó Anh Charles đã viết một bài suy niệm rất đáng ngưỡng mộ như sau :

         “ Các phương thế mà Chúa Giêsu đã sử dụng tại hang đá, ở Nazareth, và trên thập giá là : khó nghèo, từ bỏ, tự hạ, bị bỏ rơi, bị bách hại, chịu đau khổ, thập giá; đó là những vũ khí của chúng tôi, vũ khí của Đấng Phu Quân thần linh của chúng tôi, Đấng đòi hỏi chúng tôi để cho Người tiếp tục cuộc sống của Người nơi chúng tôi. Người là Người Yêu duy nhất, là Tân lang duy nhất, là Đấng Cứu Độ duy nhất và cũng là sự Khôn Ngoan duy nhất và là Chân Lý duy nhất”.

           Đức tin của Anh giữa lúc vô cùng chới với cô quạnh như thế đã được đền bù bằng những tin tức tốt lành dồn dập tới. Anh chị em Touaregs lo lắng cho sức khỏe của vị đạo sĩ kitô-giáo ở Bắc Phi này, và Moussa đã gửi cho Anh một số dê để lấy sữa. Ngày 31 tháng 01 năm 1908, ông Laperrine cho biết Đức Thánh Cha Piô X đã cho phép Anh được cử hành Thánh lễ một mình. Anh rất đỗi vui mừng trong Chúa.

         Trong tháng 06, Anh cảm tạ Thiên Chúa vì công cuộc hồi-giáo-hóa do ép buộc mà Moussa phải phụng lệnh đã xoay hướng đột ngột. “ Ông Moussa được bổ nhiệm làm một “ cadi “, nghĩa là một quan tòa của Hồi giáo và người ta giao cho ông một khoản tiền lớn để xây dựng đền thờ và trường học hồi giáo, từ việc thu thuế thập phân tôn giáo trong toàn lãnh thổ Hoggar. Ông ta thực hiện chức vụ quan tòa này trong thời gian ba tháng và bị mọi người oán ghét; phát tán tất cả số tiền người ta giao cho và chẳng xây dựng gì cả.(…) Chẳng còn gì hơn là một hoài niệm về một cuộc phiêu lưu khó chịu và kinh dị của các quan tòa hồi giáo và thuế thập phân. Chúng ta hãy cầu nguyện và làm việc đền tội.”

          Điều đó không làm chúng ta thất vọng! Có một sự khác biệt biết bao giữa vị Thừa sai của Thiên Chúa và phái viên của Mohammed !
Lúc mà Moussa lấy lại được một chút lương tri và sự tin tưởng, thì Cha de Foucauld cảm thấy mình đã già rồi.

        Ngày 15 tháng 09 năm 1908, Cha được 50 tuổi. Ngày 20 tháng 09, Cha viết cho bà Marie de bondy, mặc sức phóng bút viết ra những suy nghĩ thầm kín của mình, những khát vọng truyền giáo cho giai đoạn mới và cuối cùng của cuộc đời mình:

        “ Em vẫn khỏe nhưng cảm thấy mình lớn tuổi rồi : công việc của em ngày càng trở nên chậm chạp, đó là tình trạng của một người mệt mỏi… Em khổ tâm khi thấy các linh hồn bị hư mất và Nước Chúa Giêsu không được mở rộng vì thiếu nhân công, bởi vì, nếu những người thợ này muốn, thì ngay hôm nay họ đã có thể làm được nhiều điều hữu ích rồi. Em thật xấu hổ cho đất nước chúng ta vì làm quá ít [ … ] Điều hiển nhiên cần phải làm, đó là không thể để cho dân tộc này mãi mãi thiếu vắng linh mục.”

 
( Trích CRC số 333 – tháng 05/1997, tr. 18-20 )

Tác giả: thtscgs

Nguồn tin: CRC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây