Cha Charles de Foucauld - Người anh em của mọi người

Thứ bảy - 29/04/2017 05:46
Nhân dịp Cha Charles de Foucauld được tuyên phong Chân phước (13.11.2005), các nhóm trong Gia đình thiêng liêng của cha xin gửi đến quí độc giả tập nhỏ này (trong tập này chúng ta sẽ gọi cha bằng cách xưng hô quen thuộc và thân tình: Anh Charles).
Cha Charles de Foucauld - Người anh em của mọi người
CHA CHARLES DE FOUCAULD
NGƯỜI ANH EM CỦA MỌI NGƯỜI
(1858 – 1916)
 
Những thời điểm đáng ghi nhớ
- 15.9.1858                   : Sinh ra ở Strasbourg (Pháp)
- 30.10.876                   : Nhập trường võ bị Saint – Cyr
- 1883 – 1884               : Thám hiểm xứ Maroc
- 10.1886                      : Ăn năm trở lại
- 16.1.1890                   : Vào đan viện khổ tu Trappe Đức Mẹ Xuống Tuyết (Pháp)
- 11.7.1890                   : Đến đan viện Trappe ở Akbes (Syria).
- 23.1.1897                   : Rời dòng Trappe.
- 10.3.1897                   : Đến giúp việc cho các nữ tu dòng Thánh Clara ở Nadarét.
- 9.6.1901                     : Thụ phong linh mục.
- 28.10.1901                 : Đến ở Bêni-Abbes (Angiêri)
- 11.8.1905                   : Định cư ở Tamanrasset (vùng Hoggar, Sahara).
- 1.12.1916                   : Bị giết ở Tamanrasset.
 
NỘI DUNG
I. Âm vang cuộc đời Anh.
II. Những nét chính trong sứ điệp của Anh
III. Sứ điệp của Anh Charles de Foucauld cho ngày nay.

 “Ngay từ khi tôi tin có một Thiên Chúa, tôi đã hiểu rằng tôi không thể làm gì khác, là chỉ sống cho Ngài.
 Anh Charles Chúa GiêSu


Charles de Foucauld 1858- 1916
Nhân dịp Cha Charles de Foucauld được tuyên phong Chân phước (13.11.2005), các nhóm trong Gia đình thiêng liêng của cha xin gửi đến quí độc giả tập nhỏ này (trong tập này chúng ta sẽ gọi cha bằng cách xưng hô quen thuộc và thân tình: Anh Charles).
Tập này gồm ba phần:
 
I. Âm vang của cuộc đời anh.
Về nhiều phương diện, cuộc đời anh Charles de Foucauld không phải là một cuộc đời bình thường, nhưng tính năng động mà cuộc đời ấy tỏ lộ thì thật có sức thu hút. Tự bản thân, một vài giai đoạn của lịch sử anh đã mang một sứ điệp, đáng được làm nổi bật: đó là mục đích của bản tóm lược tiểu sử này.
 
II. Những nét chính trong sứ điệp của anh
Tiếp đó sẽ là một tổng hợp ngắn gọn về những trực giác đã hướng dẫn anh, những trực giác này sẽ được tỏ lộ cho những ai muốn gắn bó với anh, chỉ cần chịu khó khám phá ý nghĩa của lối hành xử và những hoạt động của anh; muốn được thế, cần phảỉ tìm hiểu các thư từ và bút ký thiêng liêng của anh.
 
III. Sứ điệp của anh cho ngày nay
Sau cùng, cần nói đến tính thời sự của nhân chứng này và sự phong phú trong đặc sủng anh, mà những nhóm hôm qua và hôm nay bước theo dấu chân anh minh chứng.
Những trích dẫn từ các ghi chú cá nhân và thư từ của anh nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau trong sứ điệp anh. Những câu dẫn nhập, được dùng làm tiêu đề, trích từ những thư anh viết giữa năm 1901 và 1916 cho Henry de Castries, một trong những người bạn của anh.
 
I/. ÂM VANG CỦA CUỘC ĐỜI ANH
 
Bởi phép l nào mà lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đã đưa tôi về từ rất xa như thế? (14.8.1901)
Charles de Foucauld sinh ở Strasbourg (miền Alsace, Pháp) ngày 15.9.1858. Anh có một người em gái là Marie, trẻ hơn anh 3 tuổi; Marie sẽ kết hôn với Raymond de Blic năm 1884. Cả hai anh em trở nên mồ côi năm 1864. Lúc đó Charles mới được 6 tuổi, ông ngoại đón hai anh em về nuôi và nhận trách nhiệm giáo dục hai cháu. Sau cuộc chiến năm 1870 và việc miền Alsace bị sáp nhập vào nước Đức, ông chọn quốc tịch Pháp cho hai cháu và đến cư ngụ ở Nancy.
Charles tiếp tục học ở trường trung học của thành phố Nancy. Nhờ được huấn luyện về Kitô giáo trong thời thơ ấu, anh rước lễ lần đầu thật sốt sắng vào năm 1872;  nhưng sự huấn luyện đó không vững đủ để giúp anh trong thời thanh niên, và từ năm 1874 anh mất đức tin. Vì chọn đời sống quân đội nên anh chuẩn bị gia nhập trường võ bị Saint-Cyr, và năm 1876 anh được trúng tuyển. Ra trường với cấp thiếu uý kỵ binh, anh sống một cuộc sống khá buông thả, nhưng điều này không ngăn cản anh tỏ ra dũng cảm trong những cuộc hành quân mà anh tham gia ở phía Tâý Angiêri (Bắc Phi).
Năm 1082, anh xin xuất ngũ và một năm sau đó anh tiến hành một chuyến thám hiểm nước Marốc. Sự thành công của cuộc thám hiểm nguy hiểm này mà anh tiến hành trong vòng 11 tháng, cải trang thành một giáo sĩ Do thái và đi vào sâu trong thế giới Hồi giáo, đã mang lại cho anh vinh dự và uy tín, đồng thời mở ra cho anh những cánh cửa của thế giới các chuyên gia địa lý và các nhà thám hiểm.

Một ân sủng bên trong hết sức mạnh mẽ đẽ thúc đẩy tôi. (14.8.1901)
Nhưng lúc đó anh bắt đầu được thúc đẩy đi tìm kiếm về tôn giáo, Do ảnh hưởng kín đáo cùa gia đình mà anh gặp lại ở Paris, anh tìm các khoá học về tôn giáo và xin sự giúp đỡ của một linh mục để được soi sáng về đạo Công giáo. Anh ngỏ ý với cha Huvelin, vào cuối tháng 10.1886 tại nhà thờ Saint Augustin ở Paris. Thay vì dạy giáo lý cho anh, vị linh mục, người từ nay sẽ hướng dẫn anh, mời anh xưng tội và rước lễ: đối với anh Charles, đó là sự hoán cải, là thời điểm hồng ân sẽ biến đổi anh suốt cuộc đời. Anh quyết tâm từ nay chỉ sống cho Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã đến gặp anh. Theo yêu cầu của cha linh hướng, anh đi hành hương ở Thánh Địa. Nơi đây anh khám phá thế nào là đời sống khiêm tốn và ẩn dật của Thiên Chúa nhập thể trong con người của Chúa Giêsu, người thợ nghèo ở Nadarét. Bị thu hút bởi ước muốn yêu mến và bắt chước Ngài hết sức mình, anh quyết định trở thành đan sĩ dòng Trappe.
Gia nhập đan viện Đức Bà Xuống Tuyết năm 1890, với mục đích sống chôn vùi mãi mãỉ trong một dòng Trappe nghèo ở Syria, anh tìm cách để càng ngày càng tiến tới trong sự bắt chước cuộc sống của Chúa Giêsu ở Nadarét. Sáu năm sau đó, anh xin rời khỏi dòng Trappe; anh được chấp thuận, và tháng 2.1897, anh được phép đi theo ơn gọi riêng của mình.
Theo lời khuyên của cha Huvelin, anh đến Nadarét, xin trọ ở cổng tu viện các nữ tu dòng Thánh Clara và làm người giúp việc cho các chị. Ở đây, anh sống như một ẩn sĩ trong cầu nguyện, nghèo khó và tìm kiếm thánh ý Chúa. Sau ba năm, anh chọn khẩu hiệu JESUS CARITAS (Giêsu-Tình Yêu) và huy hiệu là một thập giá đặt trên Trái Tim, anh ước muốn bắt chước Chúa Giêsu trong Đức Ái phổ quát và điều này khiến anh chấp nhận việc chịu chức linh mục. Anh chuẩn bị chịu chức tại đan viện Đức Bà Xuống Tuyết, và ngày 9.6.1901, anh được thụ phong linh mục giáo phận Viviers: chính vì thế anh sẽ được phong chân phước với danh hiệu là "linh mục giáo phận".

Tôi vừa được thụ phong linh mục và tôi đang chuẩn bị để đi vào sa mạc Sahara tiếp nối đời sống ẩn dật cửa Chúa Giêsu ti Nadarét. (14.8.1901)
Để làm chiếu toả Tình Yêu, Đức Ái thần linh, và mang sự hiện diện Thánh Thể đến cho người nghèo trong những vùng chưa biết đến Tin Mừng, anh có ý định đi đến miền Nam Marốc, nơi anh đã thám hiểm trước đây, và anh đến ngụ tại Béni-Abbes, vùng biên giới Angiêri và Marốc. Bên rìa của ốc đảo này, anh dựng lên không phải một ẩn cư (ermitage) mà là một nhà huynh đệ, nghĩa là một căn nhà mở cửa cho mọi người: Công giáo, Hồi giáo, Do thái giáo... Anh muốn trở nên một người anh em và người bạn đối với mọi người: sẵn sàng với người nghèo, chuộc lại những người nô lệ, niềm nở với quân nhân trong đồn trại, tiếp đón khách lữ hành ghé qua. Anh cầu nguyện lâu giờ ban đêm và sáng sớm. Trên tường nhà nguyện, đằng sau bàn thờ, anh vẽ một bức tranh lớn hình Thánh Tâm Chúa Giêsu "dang tay ôm chặt, mời gọi mọi người và hiến mình cho mọi người. Anh muốn thấy có những người bạn đến với anh trong huynh đoàn để cùng nhau làm chiếu toà Đức Ái và Tin Mừng, để sống nhiều anh em chung với nhau như "các tiểu độ Thánh Tâm Chúa Giêsu”, theo một bản điều lệ mà anh đã thảo ở Nadarét. Anh cũng mong có các "tiểu muội" để qua việc tiếp đón và sự ân cần chăm sóc, chị em có thể làm chứng về lòng nhân ái cùa Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhưng chẳng có ai đến cả. Và dự án về hướng Marốc không thể thực hiện được.
Năm 1904, nhờ một người bạn sĩ quan, anh có thể đi đến miền Nam Angiêri, Anh biết mình là linh mục duy nhất có thể đi đến với người du mục Tuareg và tiếp xúc với những bộ lạc còn bị bỏ rơi hơn là dân cư Béni- Abbes. Anh nhận ra đó là dấu chỉ của Chúa, và Đức Cha Guérin, vị Phủ doãn Tông tòa đầu tiên của miền sa mạc sahara, chấp nhận cho anh đến sống ở vùng núi Hoggar. Năm 1905 anh Charles định cư ở Tamanrasset, anh là người Âu duy nhất trong ngôi làng này với khoảng 20 túp lều, nơi một số gia đình tuareg cư trú.
Những bước đầu thật khó khăn và điều kiện sinh sống thật vất vả. Dần dần anh được mọi người chấp nhận và chính những người Tuareg đó đã giúp anh khi anh ngã bệnh. Anh sống một mình trong cuộc sống gọi là “Nadarét” của anh, nhưng sống một mình giữa mọi người đối với anh là điều tốt. “Nơi đây mình có ảnh hưởng tốt dù không làm điều gì đáng kể, bởi vì mình trở thành người bản xứ, rất dễ gần gũi và rất bé nhỏ”. Anh học ngôn ngữ của họ để có thể để gần gũi họ, để hiểu và nhìn nhận họ với phẩm giá và những giá trị trong nền văn hóa riêng của họ. Để bảo vệ và bảo tồn thổ ngữ của miền Hoggar, anh thực hiện một công trình duy nhất và đáng kể về ngôn ngữ học và khoa học, nhưng vẫn muốn được ẩn danh.
Năm 1911, anh đến sống 5 tháng ở miền cao nguyên Assekrem, trong một nơi mà anh hy vọng sẽ được gặp nhiều người. Trong bối cảnh của thời đại bấy giờ, bằng cách tận dụng tối đa những phương tiện do chủ nghĩa thực dân Pháp mang đến, anh không ngừng tìm cách để cổ vũ sự tiến bộ về mặt nhân bản, trí thức và luân lý của cư dân trong sa mạc, và như vậy chuẩn bị cho họ một ngày nào đó có thể khám phá ra điều làm nên bí mật đời tu của anh. Anh muốn bên Pháp người ta chia sẻ trách nhiệm này, và với mục đích đó anh dự kiến thành lập một "Hiệp Hội" (Confrérie) quy tụ tất cả những người Kitô hữu thiện chí trong một tổ chức rộng lớn nhằm phục vụ các vùng đang trên đà phát triển và sứ điệp Tin Mừng chưa tới được. Anh đã về Pháp ba lần để trình bày và phổ biến dự án dó. Anh định trở lại Pháp năm 1915, nhưng cuộc chiến tranh bùng nổ năm 1914 giữ anh lại ở Sahara.
Những hậu quả của cuộc xung đột ở Châu Âu tác động đến tận Sahara. Dần dần nổi lên một cuộc bạo động chống lại sự có mặt của nước Pháp. Nhiều bộ lạc bày tỏ ý muốn được giải phóng, còn những bộ lạc khác thì tìm cách lợi dụng hoàn cảnh để tiếp tục những cuộc cướp bóc. Ý thức những nguy cơ, Charles de Foucauld ở lại tại chỗ để bảo vệ người dân và phục vụ tương lai của một nơi đã trở thành "đất nước của anh". Năm 1916 anh dựng một đồn bảo vệ để làm nơi ẩn trú cho người dân ở Tamanrasset trong trường hợp bị tấn công, và theo yêu cầu của những người, láng giềng, anh đến cư ngụ ở đó.
Chính tại nơi đây, vào tối ngày 1.12.1916, bất ngờ anh bị một nhóm nổi loạn dùng mưu gian bắt giữ, họ trói anh lại trong lúc họ cướp bóc nơi anh ở. Một cậu thanh niên 15 tuổi canh chừng anh, khi thấy hai người lính thình lình xuất hiện, cậu hoảng hốt, chĩa súng bắn sát người anh. Charles de Foucauld chết, nạn nhân đơn độc của một cuộc bạo động địa phương.., Nhiều người khác tối hôm đó cũng ngã gục ở các mặt trận của chiến tranh thế giới thứ nhất.
 
II/. NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG SỨ ĐIỆP CỦA ANH
Sứ điệp mà Charles de Foucauld để lại được chứa đựng trong những gì anh đã sống, trong những gì anh đã cố gắng thực hiện. Sứ điệp đó cũng chứa đựng trong rất nhiều trang bút ký và thư từ mà anh đã thảo ra, trong đó anh đã bộc lộc kinh nghiệm thiêng liêng của mình. Gần 100 năm sau khi anh qua đời, chúng ta vẫn chưa khám phá được hết sự phong phú trong chứng từ của anh. Tuy vậy cũng có thể nhận ra một số yếu tố chính và trình bày vắn gọn ở đây qua những trích dẫn trong các thư anh viết cho người bạn là Henry de Castries.

Tôi hiu rằng tôi không th làm khác hơn là ch sống cho Ngài. (14.8.1901)
Từ ngày anh trở lại cho đến cuối đời, điều nổi bật đầu tiên chính là sự trung thành tuyệt đối, không lấy lại điều gì, đối với tình yêu nồng nhiệt mà anh dâng hiến cho Chúa Giêsu. Anh Charles may mắn có một trái tim có khả năng yêu mến đến cực độ. Ngay từ khi nhờ ơn Chúa anh được đặt trước sự hiện diện mầu nhiệm cùa Thiên Chúa Hằng Sống trong Đức Giêsu Kitô, tình yêu của anh đối với Người trở nên nóng cháy. Tình yêu của anh đối với Chúa Giêsu Kitô, "Người Anh chí ái và là Chúa của anh, thật ra không có chút gì là tình cảm mà anh có thể cảm thấy được thoả mãn; tình yêu đó chủ yếu là ý chí, Gần 5 tháng trước khi qua đời, anh viết: "Tình yêu chủ yếu không phải là cảm thấy mình yêu, mà là mình muốn yêu”. Ý muốn yêu mến Chúa Giêsu đưa anh đến việc bắt chước Người, muốn nghĩ, nói và làm những gì Chúa Giêsu có thể nghĩ, nói và làm trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Charles de Foucauld tóm lại rất rõ dự án thiêng liêng của mình qua những hàng viết năm 1902 cho Gabriel Tourdes, một anh bạn thời trung học: “Sự bắt chước không thể tách rời với tình yêu, anh biết điều đó chứ: người nào yêu sẽ muốn bắt chước. Đó là bì quyết của đời tôi: tôi đã đánh mất trái tim mình cho CHÚA GIÊSU  Nadarét, Đấng bị đóng đinh cách đây 1900 năm, và tôi dùng cuộc đời mình để tìm cách bắt chước Người hết sức tôi có thể mặc dù tôi yếu đuối”.

Vậy tôi phải bắt chước đời sống ẩn dật và khiêm tốn của người thợ nghèo Nadarét. (14.8.1901)
Khuôn một của Chúa Giêsu đã quyến rũ anh Charles và anh muốn bắt chước, đó là khuôn mặt ca "Người Thợ, con Bà Maria' (xem Mc 6,3), sống ở Nadarét một đời sống đơn sơ và bình thường của những người đồng thời và đồng hương với mình. Đặc biệt anh bị đánh động bởi sự hạ mình bao trùm mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa: “Thiên Chúa, Hữu Th Vô Biên, Đấng Toàn Năng đã làm người, người sau rốt trong loài ngườt'. Từ sự khám phá đó, mà ân sủng đã mặc khải cho anh, anh viết về điều anh cảm nhận như một lời kêu mời, như ơn gọi của anh: "Cuối cùng tôi rất khao khát được sống cuộc sng mà tôi tìm kiếm từ hơn 7 năm nay, cuộc sống mà tôi đã dự kiến, phỏng đoán, khi rảo qua các đường phố ở Nadarét, nơi Chúa Giêsu đã giẫm chân lên, như một người thợ nghèo mất hút trong sự đê hèn và tăm tối:. Và anh tự đề ra cho mình chương trình sống: “Đối với tôi, luôn luôn tìm chỗ rốt hết, để cũng được trở nên bé nhỏ như Thầy tôi, để cùng bước từng bước với Người, như người môn đệ trung thành, để sống với Thiên Chúa của tôi, Người đã sống như thế suốt đời và để lại cho tôi gương mẫu ấy ngay từ khi sinh ra”.

Đọc đi, đọc lại, suy ngẫm Tin Mừng và cố gắng sống Tin Mừng (14.8.1901)
Tương quan thân thiết mà Charles de Foucauld muốn luôn có đối với Đấng là “Gương Mẫu Duy Nhất” của anh, là người Anh Chí Ái mà anh muốn trở nên một người em, một “tiểu đệ”, được thực hiện cách đặc biệt nhờ tình yêu của anh đối với Tin Mừng và Thánh Thể. Anh đã dùng nhiều thời gian để đọc và suy gẫm Tin Mừng, trong đó anh nhận ra những lời nói và gương mẫu của Chúa Giêsu mà anh muốn bắt chước và bước theo vì tình yêu. Anh khuyên bạn bè của anh nên dành ra trong cuộc đời những giờ phút sống thân mật với Chúa: "Bạn hãy cố gắng thấm nhun tinh thần của Chúa Giêsu bằng cách đọc đi đọc lại, suy đi gm lại không ngừng những lờii và gương mẫu của Người: ước gì những điều đó tác động trong tâm hồn chúng ta như nưc nhỏ đi nhỏ lại từng giọt cùng một ch trên phiến đá...".
Anh cũng đã từng cầu nguyện lâu giờ trước Thánh Thể, nơi đây đức tin cho anh biết rằng Chúa Giêsu hiện diện với tất cả quyền năng cứu độ của Người cho nhân loại. Vì thế anh Charles Chúa Giêsu luôn trung thành với “hai bàn tiệc" nơi mà, theo đức tin của Giáo Hội, Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện giữa môn đệ của Ngài "mọi ngày cho đến tận thế".

Một tình yêu huynh đệ và phổ quát, chia sẻ cho đến miếng bánh cuối cùng với mọi người nghèo, mọi lữ khách, mọi người không quen biết đến với mình... (23.6.1901)
Say mê yêu mến Chúa Giêsu, đồng thời anh Charles cũng yêu thương, với tất cả khả năng của trái tim và trí hiểu, hết mọi anh chị em của mình trong nhân loại, những người sống gần anh, những người anh có thể gặp gỡ và cả những người chưa quen biết mà anh cảm thấy được họ thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần. Noi gương Chúa Giêsu, người Anh em đại đồng của mọi người và là Đấng Cứu độ phổ quát, đã đến kêu gọi người nghèo, người bệnh tật và người tội lỗi để họ được sống một Đời Sống mới và hạnh phúc, anh Charles de Foucauld quy hướng cuộc đời mình để phục vụ mọi người. Chính vì sự phục vụ đó mà anh chấp nhận việc thụ phong linh mục và sự ưu tiên đi đến với "những tâm hn bệnh tật nhất, những con chiên bị b rơi nhất." Anh nói: "Bàn tiệc thánh này mà tôi là thừa tác viên, phải được dọn ra không phải cho các anh em, bà con họ hàng, láng giềng giàu , mà là cho những người què nht, mù nhất, cho những linh hồn bị bỏ rơi nhất, thiếu linh mục nhất.”
 
...và tiếp đón mỗi người như một người anh em chí thiết. (23.6.1901)
Chúa Giêsu Cứu Thế mà anh được gặp gỡ, mà anh từng có kinh nghiệm rằng Người đã biến đổi cuộc đời anh đến mức nào, Chúa Giêsu với Trái Tim cháy lửa tình yêu đã tự tỏ mình cho anh qua sự thông cảm thầm lặng và lòng tốt kín đáo của những người xung quanh anh, anh biết rất rõ rằng Chúa Giêsu đó chính là Đấng Cứu Độ hết thảy mọi người, Người thuộc về mọi người và tất cả mọi người trên đời này đều có quyền được biết Người, đặc biệt những người ở xa niềm cậy trông nơi Chúa Giêsu hơn cả. Anh muốn trở thành "thừa sai" của Chúa Giêsu đó, theo cách mà chính anh trước đây đã được hưởng, là sống "lòng tốt” ấy : " Việc tông đồ của tôi phải là tông đồ của lòng tốt. Khi thấy tôi người ta phải tự nhủ : “Nếu ông này tốt như vậy, thì đạo của ông ta hn phải tốt.'... Tôi muốn trnên tốt đủ để người ta sẽ nói : 'Nếu tôi t mà như vậy, thì người Thầy của anh ta còn tốt đến chừng nào!"' Để đi đến với mỗi người và mọi người với lòng tốt, anh muốn nhìn thấy Chúa Giêsu nơi mọi  người. Mỗi người đều là sự hiện diện của Chúa Giêsu, cũng xác thực như sự Hiện Diện thực sự của Người trong Thánh Thể.
Ước muốn này khiến anh có những thái độ cụ thể: Anh muốn “trở nên người bản xứ”, nói chuyện với người Tuareg bằng tiếng của họ, tham gia vào cách sống và tập quán của họ, ước mong họ được thăng tiếng trong một hoàn cảnh sống khả quan hơn về vật chất và luân lý. Anh dành ưu tiên cho những con đường mà anh khám phá trong đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu và trong sự “hạ mình” cho tới mức hủy mình trên Thập Giá của Người. Anh không tìm hiệu năng tức khắc, nhưng anh để Thiên Chúa lo cho việc trở lại đức tin Công Giáo, có lẽ trong “nhiều thế kỷ”, anh nói vậy. Cuối cùng, anh ước mong có nhiều kitô hữu trên khắp thế giới rao giảng Tin Mừng theo cách thức đó, gần gũi và kín đáo, "tỏ lòng tốt và tình thân ái huynh đệ với mọi người bằng cách làm tất cả những gì có thể làm để phục vụ, tiếp xúc thân tình, trở nên một người anh em thân ái với mọi người..."

Sự tự hủy của chúng ta là phương thế mạnh nhất giúp chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu và mưu ích cho các linh hồn”

III. SỨ ĐIỆP CỦA ANH CHARLES DE FOUCAULD CHO NGÀY NAY

Sứ điệp thiêng liêng mà Charles de Foucauld để lại, sứ điệp được xác nhận bởi việc phong chân phước và di sản thiêng liêng của anh, là một sự phong phú sâu xa cho thời đại chúng ta. Để trình bày sứ điệp đó cho thời nay, chúng ta có thể lấy trong chứng từ của anh một vài khía cạnh xem ra phù hợp hơn với cảm tính ngày nay, mà chúng ta có thể minh hoạ bằng những trích dẫn khác cũng trong những lá thư anh viết cho Henry de Castries.
 
Thiên Chúa tht cao cả ! Có một sự khác biệt rất lớn giữa Thiên Chúa và tất cả những gì không phải là Ngài ! (14.8.1901)
Charles de Foucauld là một con người luôn tím cách ra khỏi những con đường mòn quen thuộc, với khả năng sáng tạo thật sự, cho đến mức độ anh có khuynh hướng khiêu khích, nhất là khi anh còn trẻ. Thế mà, trong biến cố quyết định, lúc anh trở lại, chúng ta có thể nói rằng chính Thiên Chúa đã đến khiêu khích anh khi Ngài xuất hiện trên con đường của anh. Chuyến thám hiểm của anh ở Marốc đã như thể là một thách thức mà chính người phiêu lưu tự dấn thân vào, mà cũng là thách thức cho những người quen biết anh; và Thiôn Chúa đã “chộp" lấy anh khi làm cho anh bị đánh động bởi đức tin của những tín đồ Hồi giáo: "Hồi giáo đã gây nên trong tôi một sự đo lộn sâu xa... Nhìn thấy niềm tin đó, nhìn thấy những tâm hn đó sng trong sự hiện diện liên tục của Thiên Chúa, tôi được thoáng thy có cái gì ln hơn và thật hơn những lo toan trần tục : 'ad majora nati sumus' (chúng ta được sinh ra cho những điều cao cả hơn)..." Như thế, một sự căng thẳng huyền nhiệm giữa hai "đối tác", anh và Thiên Chúa của anh, sẽ ghi dấu tất cả hành trình thiêng liêng của anh. Nét chính yếu trong sự thánh thiện của anh Charles de Foucauld phải chăng là việc tập luyện khó khăn này để đối diện với "Đấng Khác", đồng thời không ngừng phó thác cho Ngài ? Đó chẳng phải là câu chuyện sự tự do của mỗi con người khi đối diện với Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô sao ?
Với những giới hạn cá nhân của anh, với những mò mẫm cùng những biến chuyển, anh Charles cho thấy sự thánh thiện là một bước tiến liên tục hướng lên sự Toàn Thiện chỉ có ở trong Thiên Chúa. Anh rất gần với lối sống của chúng ta: những biến chuyển, những đổi mới, những bắt đầu lại, đó là những nét đặc trưng của nền văn hoá hiện đại.          
 
đây tôi là người bạn tâm sự và nhiều khi là người cố vấn cho láng giềng của tôi. (8.1.1913)
Một đặc điểm khác trong sự thánh thiện của anh, chính là tính cụ thể và thực tế của sự dấn thân con người, được bắt đầu lại, được biến đổi và được nâng lên nhờ luồng gió và ngọn lửa của Thần Khí. Anh Charles de Foucauld luôn dấn thân thực sự và rất "hiện diện" trong những hoàn cảnh nơi anh sống. Anh là một người hoàn toàn đi vào trong những gì anh thấy hoặc nghe, trong những gì anh quyết định và đang tiến hành, trong những gì anh hiểu được về các vấn đề xảy ra. Anh sống giây phút hiện tại với một cường độ đặc biệt. Anh thể hiện điều đó với tất cả khả năng trí tuệ, khả năng kỹ thuật của anh, với sự đánh giá chính xác về hoàn cảnh và nhu cầu: ví dụ, anh dạy cho các phụ nữ học đàn, anh xin gửi hạt giống qua trồng trong các vườn rau ở Tamanrasset... Anh làm điều đó với cá tính riêng của anh, đôi khi một cách thái quá do bản tính, do quá khứ và sự huấn luyện anh có, nhưng luôn luôn với xác tín, thiện chí, nhiệt tình và can đảm. Với những khả năng thiên phú nội tâm đó, người ta không ngạc nhiên là anh đã bị đời sống Nadarét thu hút: Chúa Giêsu đã làm nổi bật cuộc sống đó bằng cách chính Người đã sống, cách trọn vẹn và sáng suốt, đời sống tầm thường, thường nhật, của con người, của thực tế.
Ngay từ trước khi trở lại, chàng thanh niên Charles đã biểu lộ hướng sống này rồi; ơn hoán cải đã không hủy diệt bản chất của anh nhưng đã nâng cao những khuynh hướng đó. Con đường nên thánh của anh là tiến lên trong thực tế của ơn gọi làm người, được tình yêu thúc đẩy. Sự thánh thiện của anh mang những dấu ấn của tính đơn sơ, chân thật, đích thực; sự thánh thiện đó làm chứng về những gì mà Tình Yêu Thiên Chúa có thể thực hiện nơi một con người muốn sống triệt để tất cả chiều sâu của thân phận chung của con người.
 
Cảm thấy mình trong bàn tay của Người Anh Chí Ái, và là Chúa Chí Ái, bình an thay, êm du thay, một sự bình an và tín nhiệm thâm sâu thay! (27.2.1904)
Anh Charles sử dụng một ngôn ngữ tình cảm, nhưng đầy hương vị Tin Mừng, khi nói về Chúa Giêsu, về Bí Tích Thánh Thể, về Thánh Tâm, về Giáo Hội. Anh nhận thấy nơi Giáo Hội Hiền Thê của Chúa Giêsu, Vị Hiền Thê này từ nay sẽ lên tiếng nhân danh Chúa Giêsu ; anh thường nhắc lại những lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ và những người kế vị các tông đồ : "Ai nghe các con là nghe Ta !". Như vậy anh Charles de Foucauld trình bày một khuôn mặt dễ mến và gần gũi của Thiên Chúa. Anh nhắc lại sự khiêm tốn của những dấu chỉ qua đó Thiên Chúa tự hiến cho chúng ta, không phải một cách đắc thắng, nhưng với lòng tốt về sự cao đẹp của Chúa Giêsu, Đấng đã đi đến cùng của Tinh Yêu : cái chết trên thập giá và cạnh sườn bị đâm thâu của Người xác nhận rằng: "Không có tình yêu nào cao cả hơn là hy sinh mạng sống cho người mình yêu".
Nhưng không chỉ bằng lời lẽ mà anh Charles de Foucauld nói với chúng ta về Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu ở Nadarét và giúp chúng ta gặp lại Tin Mừng, mà còn bằng gương mẫu của đời sống anh.
 Nếu anh Charles thờ lạy Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, thì anh cũng chiêm ngắm Người trong người nghèo là những người mà Thiên Chúa tự đồng hoá trong Chúa Giêsu Nadarét. Anh phục vụ với tình huynh đệ những người “bé nhỏ" ấy mà Chúa Giêsu nói đến, và như thế anh lưu ý chúng ta về chất lượng của những tương quan và giao tiếp của chúng ta với người khác. Anh nhắc chúng ta nhớ lại rằng "tất cả những gì làm cho một người bé mọn, là làm cho chính Chúa Giêsu, và những chúng ta không làm cho tha nhân, là từ chối không làm cho Chúa Giêsu".
Đẩy sự hăng say truyền giáo ôm ấp cả những vùng xa xôi và rộng lớn, bị thúc đẩy bởi ước muốn sống huynh đệ và phục vụ, anh cảm thấy những yếu đuối rỉêng của mình trước những nhiệm vụ đó. Không ngừng lên dự án, anh gặp những thất bại, cũng như gặp những khó khăn trong đời sống cầu nguyện và những khó khăn của đêm tối thiêng liêng. Và anh, người mà ngay từ thuở ấu thơ đã trải qua những đau khổ lớn lao và những tổn thương dữ dội, sẽ chết một cách đau đớn, trong cô đơn và không thấy kết quả.
Hai kinh nghiệm đó, kinh nghiệm của đời sống huynh đệ chia sẻ với bao nhiêu người nam nữ mang số phận khắc nghiệt, và kinh nghiệm của một cuộc sống đầy thử thách phải lãnh nhận như Thập Giá, "nơi mà chúng ta siết chặt Chúa Giêsu bị treo trên đó", hai kinh nghiệm đó vẫn luôn có trên con đường của chúng ta và trên con đường của Giáo Hội. Hai kinh nghiệm đó là thành phần trong chương trinh sống của mọi Kitô hữu được mời gọi trở thành "một Tin Mừng sng động.
 
Gây tín nhiệm và tình bn, m hiểu nhau, kết thân, đó là công việc chuẩn bị loan báo Tin Mừng... (17.6.1904)
Charles de Foucauld đã chọn một vùng đất khó khăn để đến truyền giáo đi ngược lại với sự tìm kiếm thành công, hiệu năng và kết quả phong phú. Anh biết rõ sự phong phú này ở trong Thập Giá Chúa Giêsu, trong sự yếu hèn của các phương tiện loài người. Anh sẽ sống sứ mệnh như một cuộc thương khổ, chấp nhận hiến dâng đời sống mình cho đến chết như một hạt giống gieo vào lòng đất, đồng thời say mê yêu mến Chúa Giêsu, mà anh muốn "rao giảng Tin Mừng trên mái nhà và say mê yêu mến loài người là anh chị em mình, mà anh muốn cùng với Chúa Giêsu cứu họ.
Một mầu nhiệm Tin Mừng mà anh thường suy gẫm để tìm lại sức sống là mầu nhiệm Thăm Viếng. Anh thích chiêm ngắm cảnh tượng này : Đức Maria, ngay sau khi đón nhận Chúa Giêsu trong lòng, liền mang Người đến nhà người chị họ, và Chúa Giêsu, khi còn trong lòng mẹ, đã thánh hoá Gioan Tẩy Giả trước khi Gioan sinh ra. Anh Charles cũng muốn "vội vã" đi đến với những người mà anh muốn làm cho họ nhận biết Tình Yêu, "như Chúa Gsu đã đến với họ khi nhập thể làm người”. Anh tin ở sự chiếu toả thầm lặng của Thánh Thể, nơi Chúa Giêsu tự hiến để cho thế gian được sống; bằng sự dấn thân của anh, chính anh cũng trở nên như một sự hiện diện sống động của tấm bánh được chia sẻ để nuôi sống người nghèo và người bé mọn. Anh dành ưu tiên cho việc đối thoại, chọn sự tôn trọng người khác và tôn trọng di sản văn hoá cũng như tôn giáo của họ. Thậm chí anh còn nghĩ đến một tổ chức huynh đệ gồm những người đã lãnh bí tích thánh tẩy: linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân, tình nguyện sống một cuộc sống đơn sơ theo Tin Mừng, và lo cho những “người bị bỏ rơi nhất". Anh ước mong cho mỗi người trong số những tình nguyện viên của Tình Yêu đó đều có một trái tim của "người anh em của mọi người" như Chúa Giêsu, đâm rễ và dấn thân cụ thể trong "đời sống Nadarét" của mình.
Tất cả các ưu tiên mà anh đã tự ý thực hiện trên mảnh đất của sứ mạng anh ở Sahara có thể tạo nên một đà thúc đẩy mới cho ơn gọi truyền giáo ngày hôm nay. Chúng ta không còn ở trong bối cảnh lịch sử lúc anh Charles de Foucauld muốn sống như một "người anh em của mọi người”, nhưng chúng ta có thể được gợi hứng từ những trực giác của anh, vào thời điểm của đối thoại liên tôn, của toàn cầu hoá, của liên hệ đối tác. Cả hôm nay nữa, để bảo vệ nhân quyền, cũng chẳng có gì lạ khi có những người phải chết cho công lý. Cả hôm nay nữa, vần còn có những người chấp nhận ở lại nơi có những nứt rạn xã hội, chủng tộc, tôn giáo, và có những người khác thì tự nguyện chia sẻ sự khốn cùng của những nạn nhân do sự chênh lệch về kinh tế... Những điều này cũng đúng cả trong các nước theo Kitô giáo từ lâu đời nhưng bây giờ trở nên như "các xứ truyền giáo".
Các Nhóm thực hiện :
Thnh nguyện viên phong chần phưóc
Các phụ trách Gia đình thiêng liêng Charles de Foucauld
 Hội Thân hữu Charles de Foucauld
*
* * *
 
 GIA ĐÌNH THIÊNG LIÊNG ANH CHARLES DE FOUCAULD
 
Anh đã chết đơn độc trong sa mạc. Nhưng, như hạt lúa mì rơi xuống đất chết đi và sinh nhiều bông hạt (Ga 12,24), trong suốt thế kỷ 20, rất nhiều người đã muốn sống theo tinh thần của anh. Họ tìm được trong những gì anh đã viết và nhất là trong cuộc đời anh một nguồn cảm hứng để sống Tin Mừng.
Gia đình thiêng liêng Anh Charles hiện nay gồm có 20 ngành khác nhau, là những dòng tu, tu hội, hiệp hội giáo sĩ và giáo dân, thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Họ tiếp nổi sứ mạng của anh, đặc biệt giữa những người nghèo, trong các nhà tù, các vùng ngoại ô, các miền xa xôi hẻo lánh...
Tại Việt Nam, gia đình thiêng liêng Anh Charles đã có mặt từ trên 50 năm và hiện nay có 06 nhóm sau:

1. Dòng Tiểu muội Chúa Giêsu.
25/4 Phan Văn Hân, P.19, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (08) 899 4425
2. Dòng Tiểu đệ Chúa Giêsu.
243/48 Tôn Thất Thuyết, P.3, Q.4, TP.HCM
ĐT: (08) 899 4960
3. Huynh đoàn Jésus-Caritas (nữ)
4. Tu hội Thừa sai Chúa Giêsu Tôi tớ
489 Thống Nhất, Phan Rang, Ninh Thuận, ĐT: (068) 822 767
5. Huynh đoàn Linh mục Jésus-Caritas
6. Huynh đệ đời Charles de Foucauld.
 
Kinh Phó Dâng
Những ai yêu mến Anh Chariles de Foucauld cũng yêu mến Kinh Phó Thác anh đã viết khi suy niệm về những lời cuối cùng của Chúa Giêsu trên thập giá: “Lạy cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Luca 23,46). Có thể nói: Lời kinh này cô đọng đời sống thiêng liêng của anh.

Tác giả: thtscgs

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây