CUỘC ĐỜI CHÂN PHƯỚC CdF - Chương 9

Thứ ba - 09/05/2017 09:25
Trong khi Cha Charles de Foucauld xả thân trọn vẹn lo việc tông đồ hoàn toàn có tính cách thiêng liêng của một thầy dòng cấm cung tại Béni-Abbes, thì quân đội Pháp tiếp tục bình định, giải phóng và xây dựng nền văn minh cho vùng này.
CHƯƠNG 9
 
CUỘC VIỄN CHINH DẸP LOẠN
(1902-1905)
 
TU SĨ VÀ SĨ QUAN PHÁP

          Trong khi Cha Charles de Foucauld xả thân trọn vẹn lo việc tông đồ hoàn toàn có tính cách thiêng liêng của một thầy dòng cấm cung tại Béni-Abbes, thì quân đội Pháp tiếp tục bình định, giải phóng và xây dựng nền văn minh cho vùng này.

          Chúng tôi đã chứng kiến Đại Úy Regnault và các người của ông đã tiếp nhận Cha như thế nào. Cha đã nói chuyện với vị sĩ quan một cách hết sức thân tình gần gũi; đó là kết quả của những xác tín chung của cả những người có đạo hay dân thuộc địa.

           Cả hai đều quan tâm đến tấm bản đồ, và tháng 03 năm 1902, Đại úy Regnault đã cùng với 50 kỵ binh bản địa tiến về phía tây để khám phá Tabelbala và thử mở một lối đi đến Marốc.

         Còn khi viết cho ông Henry de Castries, Cha de Foucauld đã miêu tả các lợi ích chiến lược của Tabelbala và sự cần thiết phải chinh phục điểm này, để có thể thực sự bình định được cả vùng. Dường như trong con người Cha, để phụng sự Thiên Chúa và các linh hồn, kiến thức của nhà thám hiểm và chiến lược của một sĩ quan cấp cao đang trổi dậy và hòa quyện với nhau!

         Ngay 07 tháng 05 năm 1902, trận chiến vẻ vang của Tit mở đường cho quân Pháp tiến chiếm vùng Sahara làm cho toán quân phỉ phải tan tác. Tiếp sau chiến công này, toàn bộ người dân Touareg đã trở thành một sắc tộc tuyệt vời!

         Cha Foucauld nói về cuộc chiến ấy với sự ngưỡng mộ và tiếc rằng người ta đã không biết khai thác chiến thằng này và để cho toán quân phỉ phục hoạt và khơi lên một loạt thánh chiến vào những tháng sau đó, khoảng giữa tháng 05 và tháng 08 năm 1903.

          Từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 08, một đạo quân lính địa phương gồm khoảng 4.000 chiến binh từ Ma-rốc xuống tấn công ốc đảo Taghit. Đại úy Susbielle hỗ trợ toán quân bị vây hãm, và với 470 quân và 2 khẩu đại bác, ông đã đánh tan bọn chúng , và gây tổn thất nặng nề. Nhưng ngày 02 tháng 09, hậu quân của toán lính địa phương cuồng tín này do các đạo sĩ Hồi giáo cầm đầu đã quay ngoắt lại và bất ngờ tấn công một toán lính Pháp tại El Moungar. Tuy tổn thất nặng nề, 40 người thiệt mạng, nhiều người bị thương, nhưng họ đã chiến đấu anh dũng cho đến khi đại úy Susbielle kịp xuất hiện ứng cứu.

          Lúc đó chính hồn tông đồ của Cha de Foucauld đã thúc  đẩy ngài thi hành công việc của một linh mục bên cạnh các quân nhân. Ngài phải phi ngựa 120 cây số để đến với họ. Đai úy Susbielle làm chứng rằng “ chẳng bao lâu, nhờ tính hiền dịu, tinh thần phục vụ mọi nơi mọi lúc, va tính nhã nhặn mà ai cũng quý mến Cha”.

            Viết cho bà Marie de Bondy, ít khi anh trao đổi với bà về các đề tài này, anh nói mình đã rút ra được bài học từ những trận chiến này:
“ Điều này đói chúng ta phải tự vấn về xứ Ma-rốc. Có một sự kiện chiến tranh, đòi ta phải chứng thực bằng một chiến lược phản công nhanh.”

            Đó là lời anh nói như một sĩ quan Pháp, nhưng cũng hoàn toàn là người bảo vệ kẻ nghèo.

         Anh giải thích rằng các bộ tộc Berâbers và Châambas đề là những chiến binh đáng sợ liên tục đánh cướp các ốc đảo, cướp đi lúa thóc. Chúng ta phải dùng vũ lực để chống lại chúng.

CHỐNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ

         Tại Béni-Abbès, Cha de Foucauld đã không do dự phản đối chính phủ, chính quyền và thậm chí cả một số sĩ quan Pháp về những điểm quan trọng. Ví dụ : ngay từ đầu, chúng ta đã thấy anh trả tự do cho các nô lệ. Anh không thể nào chấp nhận được chế độ nô lệ của bộ tộc Harratins, nó vừa trái với Tin Mừng, vừa trái với Hiến Pháp của Nước Pháp. Vậy mà trong lãnh thổ thuôc địa của Pháp tại Algeria, người ta lại dung thứ cho chế độ nô lệ; đó là một điều hoàn toàn không thể tin được. Vì vậy anh phải phản đối. Tư 15 tháng 01 năm 1902, anh đã viết cho ông Henri de Castries :

          “ Đó là một sự vô đạo đức đáng xấu hổ, khi nhìn thấy ở đây, tại Sudan, đã từ 4 hoặc 5 năm nay, các ông chủ đã dùng vũ lực cướp đi những người trẻ khỏi gia đình họ, bởi vì các nhà chức trách Pháp đồng lõa trong việc bắt cóc đó, ép họ lao động để duy trì sản lượng, và cùm chân những kẻ bất hạnh này… Không một lý do kinh tế hay chính trị nào có thể cho phép duy trì một tình trang thiếu đạo đức, bất công như thế (…). Theo tôi, hiện nay, vấn đề chế độ nô lệ dường như là nghiêm trọng nhất ở những khu vực này. Sau đó, người ta phải hướng dẫn, an ủi, phát triển việc làm, và nhờ lòng tốt chúng tôi được Chúa ban phúc lành.”

           Nhờ bạn bè, anh đã đưa vấn đề ra trước Hạ Viện! Cuối cùng, vào năm 1904, anh đã thành công.

ĐẠI TÁ LAPERRINE

          Laperrine là một chiến binh vĩ đại. Ông ta có tâm hồn thật cao cả như ông Lyautey. Đay là một cư dân miền Bearnais theo chủ nghĩa chính thống và là một Kitôhữu. Ông hết lòng gắn bó với Cha de Foucauld. Viết thư cho Henri de Castries, cha đã nói về ông như sau :

          “Tình hình tại các ốc đảo đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Đại tá Laperrine trở thành vị chỉ huy thượng cấp. Rất thông minh, rất năng động, với cá tính độc lập và hoàn toàn vô vị lợi, ông đã nhanh chóng làm cho các ốc đảo tiến bộ, thịnh vượng thực sự, nhờ biết xử sự hài hòa giữa quyền lực và công lý, luôn trung thực và rất mềm dẻo.”

          Ý tưởng của ông là thiết lập một khối bao gồm đế quốc châu Phi, Tây Phi châu của Pháp, từ Libya, Fezzan kiểm soát tất cả vùng sa mạc tới bờ biển Đại tây dương, từ Algerie đến Timbuktu và Dakar.

          Than ôi! Xứ Ma-rốc vẫn luôn luôn bế quan tỏa cảng và sự lơ là của chính phủ. Ông Laperrine chỉ dậm chân tại chỗ, và bất chấp mọi trở ngại, ông quyết định làm một cuộc “ viễn chinh dẹp loạn “ tại dãy núi Hoggar mà ông phải đến bình định gấp. Và ông đến Bénis-Abbès yêu cầu Cha de Foucauld hợp tác. Lần đầu tiên Anh từ chối.

          Anh viết :” Thiên nhiên ở đây rất là phản cảm. Tôi rung mình, tôi xấu hổ khi nghĩ tới việc rời bỏ Béni-Abbès, việc ngồi yên lặng bên chân bàn thờ, và đẩy tôi vào những chuyến đi mà bây giờ tôi ghê tởm quá sức. ”

          Nhưng anh nói thêm :
          “Có hoàn toàn không nên đi hay không? Cảm giác của tôi, ý kiến của tôi là rất rõ ràng là tôi nên đi vào ngày 10 tháng 01.”

         Ngày 27 tháng 05 năm 1903, Đức Cha Guerin, Phủ doãn tông tòa vùng Sahara, cùng với cha Voillat bất ngờ ghé thăm khu ẩn cư của Anh. Thế là Cha de Foucauld có cơ hội để xưng tội. Du khách ở lại 5 ngày để cùng nhau soạn thảo nhiều dự án.

          Cuối cùng, Anh tìm được nơi vị Giám Mục trẻ mới 30 tuổi này, một người bạn thật sự. Ngài đồng ý cho anh đi.

          Cha Huvelin cũng chấp thuận : “Hãy sống theo tác động nội tâm của con, hãy đi đến những nơi mà Thánh thần thúc đẩy con đi tới.” Một giai đoạn mới bắt đầu. Anh vẫn còn thực hành việc tiếp đón khách và tận tâm chăm sóc các linh hồn, nhưng nay đây mai đó.

CHUYẾN ĐI ĐẦU TIÊN

         Ngày 13 tháng 01 năm 1904, Cha de Foucauld bí mật gia nhập đội quân vùng Sahara của Đại úy Regnault, bất chấp sự cấm đoán chính thức của chính quyền. Ông Laperrine đi xa hơn khi nói : ” Điều này giúp tôi khẳng định hơn nữa, tôi có đầy đủ hồ sơ về điều đó! Bất cứ nơi nào Cha đi qua, những người Touaregs, thậm chí những tên lính trốn nghĩa vụ tồi tệ nhất, cũng hối hả quỳ xuống hôn áo (gandoura) của ngài, và lãnh nhận phúc lành (baraka) của ngài : vị đạo sĩ (marabout) đáng kính!

          Cha de Foucauld thức dậy trước tất cả mọi người để dâng lễ với một người tham dự mà Anh đã đánh thức. Người ta lên đường rất sớm, khoảng 4 giờ sáng. Họ đi bộ cho đến khi mặt trời mọc. Trong khi đi, Anh dành phần lớn thời gian đi đàng sau để lần chuỗi, đọc kinh cầu, suy gẫm. Khi trời nóng quá sức, khoảng từ 50-60 độ, người ta dừng lại nghỉ cả ngày. Trong khi mọi người ngồi dưới cái nóng thiêu đốt, thì Cha, không mệt mỏi, đi thăm các sĩ quan, các chiến sĩ, cho vài viên thuốc, một ít thuốc ký-ninh chống sốt rét. Và sau đó, người ta lại tiếp tục lên đường.

          Cha được mọi người ngưỡng mộ. Tại chỗ nghỉ, trong khi sĩ quan, chiến sĩ đang bận rộn dựng lều trại, thì Anh bắt đầu sứ mệnh của mình về việc thuần hóa. Cha đi từ lều này tới lều khác,  để làm dịu bớt sự căm thù của những con người hoang dã mà mới hôm qua người Pháp đã đánh bại, hoặc dùng vũ lực mà khuất phục, bằng cách cho họ thuốc men và tặng cho họ món quà nhỏ như : kim băng, kim tiêm, hàng tá những vật dụng mà họ rất cần.

            Bấy giờ, dân Touaregs bị Pháp thuộc và ghét người Pháp, và Cha biết thế :
           “Những người bản địa đón nhận chúng tôi rất tử tế. Điều này là không đúng sự thật : Họ chỉ chịu theo vì tình thế bắt buộc thôi.”

          Tuy nhiên Laperrine hy vọng “ thả ” Cha Charles de Foucauld vào Hoggar, sống với dân Touareg, để Cha khởi đầu công cuộc khai sáng văn minh cho họ bằng cách kết thân với Musa ag Amastane, thủ lãnh của họ.

           Chính vì liên tục bị những người Á-rập đẩy lui, nên bộ tộc này tỏ ra ít gây hấn với kittô-giáo hơn các bộ tộc khác.

         Trong những ngày của tháng 03 năm 1904, Laperrine và Cha de Foucauld xuống miền Tombouctou. Trong chuyến đi, Cha ghi chú và tiếp tục học tiếng Tamahaq, ngôn ngữ của thổ dân Touareg. Đội quân vùng sa mạc Sahara do một sĩ quan Pháp chỉ huy, sát cánh với “ đạo sĩ kitô-giáo ”, đúng là nước Pháp và Giáo Hội đã cùng nắm tay nhau đi chiếm thuộc địa với mục đích chinh phục, bình ổn và hoán cải các dân tộc.

           Nhưng tại Timiaouine, đang lúc đi ra ngoài Tanezrouft, một thảm kịch xảy ra. Số là ngày 16 tháng 04 năm 1904, đội quân này phải đụng độ với một đội quân khác của Pháp do Trung úy Theveniaud chỉ huy, từ Sudan tới. Vị chỉ huy này không chịu để cho đội quân từ Algerie tiến vào lãnh thổ của minh. Mỗi người bảo vệ quyền bành trướng khu vực quân sự của mính. Ông Laperrine  biết rằng dân thuộc địa vùng Sudan dám sử dụng tất cả vũ lực để đương đầu, nên đã nhượng bộ cách rất khéo léo và rút lui. Cha Charlé de Foucauld chấp thuận nhưng từ chối bắt tay với các sĩ quan của Sudan.

           Họ quay trở lại và ngược lên tới In-Salah và Ghardaїa, thăm được hơn 300 ngôi làng.

          Ngày 10 tháng 11 năm 1904, Cha ở lại Ghardaia, tiếp đón Đức cha Guérin và trao cho Ngài tập sao bản dịch Tin Mừng bằng tiếng tamahaq của Cha. Từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12, Cha thực hiện một cuộc tĩnh tâm để đưa ra quyết định về 40 điều khoản trong bản Nội Quy của ngài:
         “ Giá trị công việc của chúng tôi hệ tại tinh thần bên trong thúc đẩy. Các công việc chúng tôi làm chỉ có giá trị tùy theo mức độ của ân sủng, của Chúa Thánh Thần,  và của Chúa Giêsu mà thôi “.

           Ngày 24 tháng 01 năm 1905, Cha de Foucauld trở lại Béni-Abbès, hạnh phúc tìm lại nơi ẩn cư của mình. Ngài mệt mỏi, bị đau đầu, và ngài hy vọng sẽ không còn phải đi đó đây nữa.

THẤT VỌNG VỀ TƯỚNG LYAUTEY

           Ngày 28 tháng 01 năm 1905, tướng Lyautey đến thăm để nắm bắt những giải thích rõ ràng về cuộc viễn du của Cha ở miền Nam và nhất là để hỏi han Ngài về xứ Ma-rốc. Họ đã nói với nhau về nhiều chuyện, nhưng quan điểm của họ lại quá khác biệt!

         Quan điểm của họ về công cuộc khai thác thực dân trái ngược nhau. Đối với Cha Charles de  Foucauld, Pháp-hóa chủ yếu là Kitô-hóa, là đem những người ngoại giáo và Hồi giáo đáng thương này về với Đức Kitô. Nếu không, sẽ chẳng có gì được thực hiện bền vững, bởi dù chỉ còn một người hồi giáo trong đế quốc rộng lớn này, thì ở đó nước Pháp vẫn bị coi như là một kẻ thù.

         Ngược lại, tướng Lyautey cho rằng phải tôn trọng tín ngưỡng của các quốc gia bị chinh phục, không muốn đưa họ vào đạo của chúng ta; duy trì chính quyền địa phương chứ không đặt người của chúng ta thay thế; cổ võ duy trì phong tục tập quán bản địa; và luôn chống lại chính quyền thuộc địa đáng nguyền rủa của chúng ta…

          Vì thế Cha Charles de Foucauld không có ảo tưởng về chủ đề này :

          “ Ông ấy chẳng hề làm gì hỗ trợ cho việc truyền giáo, cũng chẳng hề chống đối. Rất duyên dáng và tử tế với tất cả mọi người, đối xử công bình với tất cả mọi người, hết sức vô tư, yêu quý hoạt động khai sáng văn minh của các vị Thừa Sai, miễn không phải bận tâm tới họ…”

           Ông Lyautey không bao giờ nói đến từ mà Anh Charles Chúa Giêsu mong đợi, đó là : ” Hãy đến! ”. Anh rất thất vọng :

         “ Nếu người ta mời tôi tham gia cuộc viễn chinh tới Ma-rốc (bắt đầu vào năm 1907), ngay hôm đó tôi đã ra đi và tôi đã có thể đi hàng trăm dặm một ngày để đến đúng giờ, thế mà chẳng ai đã cho tôi được một tín hiệu nào của sự sống.”

CHUYẾN ĐI THỨ HAI VÀO HOGGAR

          Lúc đó chính hồn tông đồ của Cha de Foucauld đã thúc đẩy Cha thi hành công việc của một linh mục bên cạnh các quân nhân. Ngài phải phi ngựa vượt qua 120 cây số để đến với họ. Đai úy Susbielle làm chứng rằng : “ không mấy chốc, nhờ tính hiền hậu vả tinh thần phục vụ mọi nơi mọi lúc, và tính nhã nhặn mà ai cũng quý mến Cha”.

           Viết cho bà Marie de Bondy, ít khi anh trao đổi với bà về các đề tài này, anh nói mình đã rút ra được một bài học từ những trận chiến này:
          “ Điều này đòi chúng ta phải tự vấn về xứ Ma-rốc. Có một sự kiện chiến tranh, đòi ta phải chứng thực bằng một chiến lược phản công nhanh.”

           Đó là lời Anh nói như là một sĩ quan Pháp, nhưng cũng hoàn toàn như là người bảo vệ kẻ nghèo.

          Tin rằng Cha de Foucauld là linh mục duy nhất có thể được người ta cho vào định cư ở miền Nam, ông Laperrine xin Cha vui lòng trở lại với nhiệm vụ mà đại úy Dinaux, chỉ huy miền Tidikelt ủy thác. Lúc đầu Cha từ chối, nhung vì Cha Huvelin và Đức Cha Guerin thuyết phục, nên Cha đã chấp nhận. Thế là ngày 03 tháng 05 năm 1905, Cha trẩy đi với Paul Embarek. Cha lên đường đi tới Akabli cùng với viên thanh tra Étiennot, người có nhiệm vụ nghiên cứu mở tuyến đường để lắp đặt hệ thống điện thoại xuyên sa mạc Sahara. “ Là con người thô lỗ cả về phương diện đạo đức lẫn thể hình “, viên chức này có tinh thần bài giáo sĩ, thuộc đảng CộngHòa, rất khó chịu; ông ta tiêu khiển bằng cách buông ra những lời châm chọc chống lại cha de Foucauld. Cả đại đội ai cũng ghét ông ta, nhưng Cha đã tỏ ra hết sức kiên nhẫn, xử sự ôn hòa với ông ta cũng như với tất cả mọi người.

           Trong khi đi đường, Cha chỉ chịu đi lạc đà khi đã kiệt sức mà thôi. Hầu hết thời gian Cha đi bộ phía sau đoàn, và chẳng mấy chốc đôi giầy vá chằng chịt của Cha rớt ra từng mảnh!

           Khi không làm việc đạo đức  nào khác, thì Cha luôn miệng đọc kinh Kính Mừng Maria cầu cho Vương quốc phổ quát của thánh Tâm Chúa Giêsu mau trị đến. Ban đêm Cha cầu nguyện và làm việc. Sáng sớm Cha dâng lễ trước khi đoàn xe chuyển bánh.
 
 Trích CRC số 331 -  tháng 03 / 1997, tr. 23 – 28

Tác giả: thtscgs

Nguồn tin: CRC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây