Thư Chung số 76 - 02/2017

Thứ bảy - 20/05/2017 12:02
Chúng ta đang sống trong thời điểm 50 năm sau Công Đồng Vatican II, củng là 50 năm công bố sắc lệnh Inter Mirifica về các phương tiện truyền thông xã hội (4.12.1963).“Thánh Công Đồng mời gọi mọi người thiện chí, nhất là những người điều khiển các phương tiện trên, hãy chăm lo quy hướng chúng về mục tiêu duy nhất là giúp ích cho xã hội loài người, vì vận mệnh của xã hội nhân loại ngày càng lệ thuộc vào việc sử dụng đúng đằn những phương tiện này” (IM 24).Giờ đây xin vào đề với hai đoạn trích từ Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Đời Tận Hiến,-- tông huấn Vita Consecrata,-- số 99 & số 88
Thư Chung số 76 - 02/2017
LÁ THƯ ANH TỔNG PHỤ TRÁCH
Tháng 02/ 2017
-------------  
TRUYỀN THÔNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI NGƯỜI TẬN HIẾN
 
Phan Rang, ngày 20.01. 2017

Thưa quý Anh Linh Mục,
Toàn thể anh chị em TSCG quý mến,
            Anh Hai thân ái gửi lời chào và phúc lành bình an của Chúa ở cùng tất cả anh chị em.

          Tháng 02 là tháng của Đời Sống Thánh Hiến. Chúng ta hãy hướng tâm hồn về cùng Mẹ Maria để chiêm ngắm Mẹ, một cuộc đời trọn vẹn cho Chúa mà cũng trọn vẹn cho tha nhân. Mỗi anh chị em chúng ta cũng hãy làm sống lại ơn gọi thánh hiến của mình, nỗ lực canh tân đời sống, ngõ hầu càng ngày càng thuộc trọn về Chúa, đồng thời quên mình dấn thân phục vụ anh chị em, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, dau khôe xác, hồn.
 
         Tháng này, Anh Hai mời các em cùng học hỏi về chủ dề “TRUYỀN THÔNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI NGƯỜI TẬN HIẾN”, một Đề Tài thuyết trình của Đức Ông Phêrô Nguyễn văn Tài, Giám Đốc Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu - Philippines, tại Hội Nghị Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam năm 2013. Bài chia sẻ này khá dài, nên Anh Hai chí trích lại những phần có tính câch thực tiễn và chia ra làm 2 phần để anh chị em chúng ta học tập áp dụng trong tháng 2 này và tháng 3.

NHẬP ĐỀ
      Chúng ta đang sống trong thời điểm 50 năm sau Công Đồng Vatican II, củng là 50 năm công bố sắc lệnh Inter Mirifica về các phương tiện truyền thông xã hội (4.12.1963).
      “Thánh Công Đồng mời gọi mọi người thiện chí, nhất là những người điều khiển các phương tiện trên, hãy chăm lo quy hướng chúng về mục tiêu duy nhất là giúp ích cho xã hội loài người, vì vận mệnh của xã hội nhân loại ngày càng lệ thuộc vào việc sử dụng đúng đằn những phương tiện này” (IM 24).
      Giờ đây xin vào đề với hai đoạn trích từ Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về  Đời Tận Hiến,-- tông huấn Vita Consecrata,-- số 99 & số 88 nói về :

1/- Sự hiện diện của người tận hiến trong lãnh vực truyền thông xã hội :

     99. Trong quá khứ, những người tận hiến đã biết đem mọi phương tiện có trong tay phục vụ việc loan báo Tin Mừng, đã biết khôn khéo ứng phó với những trở ngại, thì ngày nay, những người tận hiến cũng phải làm chứng cho Tin Mừng với những phương tiện truyền thông xã hội tân tiến. Nhờ những tiến bộ kỹ thuật đại tài, các phương tiện truyền thông có khả năng đạt tới tận những vùng xa xôi nhất trên mặt đất. Những người tận hiến, nhất là thuộc các tu hội có đặc sủng hoạt động trong lãnh vực này, lại càng phải đào luyện để hiểu biết vững vàng về ngôn ngữ đặc thù của các phương tiện truyền thông, để nói về Đức Ki-tô cách thuyết phục cho con người ngày nay, để diễn tả được "niềm vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay" (242) và để góp phần xây dựng một thế giới trong đó mọi người đều cảm nhận được họ là anh chị em với nhau, cùng đi trên con đường tiến đến Thiên Chúa.
            Tuy vậy, cũng vẫn phải đề cao cảnh giác trước sự sử dụng lệch lạc những phương tiện truyền thông, nhất là vì khả năng thu hút phi thường. Không nên che dấu những vấn đề chúng đặt ra cho chính đời thánh hiến : thà nhìn thẳng vào vấn đề với óc phán đoán sáng suốt còn hơn (243). Lời giải đáp của Giáo Hội tiên vàn mang tính giáo dục : nó muốn giúp thấu đạt những lý luận ẩn tàng, và biết lượng giá tính chất luân lý của các chương trình, đồng thời cũng tạo cơ hội để luyện những tập quán tốt trong việc sử dụng chúng (244). Trong công tác giáo dục nhằm đào tạo những khán thính giả thành thạo và những chuyên viên về truyền thông, những người tận hiến được kêu mời làm chứng đặc biệt về tính cách tương đối của mọi thực tại thụ tạo. Nhờ vậy họ giúp anh chị em mình biết đánh giá các phương tiện truyền thông theo kế hoạch Thiên Chúa, và đồng thời không để cho mình bị ám ảnh bởi "bộ mặt thế gian này đang biến đi" (x. 1 Cr 7,31).
            Phải khuyến khích mọi nỗ lực trong lãnh vực quan trọng và mới mẻ này để làm việc tông đồ, ngõ hầu Tin Mừng của Đức Ki-tô được loan báo bằng những phương tiện hiện đại. Các tu sĩ hãy sẵn sàng hợp tác bằng cách đầu tư sức lực, phương tiện và nhân sự, để thực hiện những dự án chung trong những lãnh vực khác nhau của truyền thông xã hội. Hơn nữa, những người tận hiến, và đặc biệt những thành viên của các tu hội đời, tuỳ theo nhu cầu mục vụ, nên nhiệt tình tham gia vào việc đào tạo về mặt tôn giáo cho những người phụ trách và nhân viên trong ngành truyền thông xã hội dù công hay tư. Nhờ vậy, sẽ vừa hạn chế được những tai hại do việc sử dụng lệch lạc những phương tiện truyền thông, vừa gia tăng phẩm chất các chương trình với nội dung biết tôn trọng luật lệ luân lý và giá trị nhân bản và Ki-tô giáo. (cf. số 39, Huấn Thị Bắt Đầu Lại Từ Đức Kitô)
 
2/- Các phương tiện  truyến thông xã hội thách đố đức khiết tịnh của người tận hiến.
           
     88
. Thách đố đầu tiên đến từ một nền văn hoá hưởng thụ đang tháo gỡ mọi quy tắc đạo đức khách quan của tính dục, thường giản lược tính dục thành một thứ trò chơi và một món hàng tiêu thụ, cũng như tôn thờ bản năng tính dục với sự đồng loã của các phương tiện truyền thông xã hội. Ai cũng thấy được những hậu quả của tình trạng này : đủ mọi thứ vi phạm luân lý, kèm theo vô vàn đau khổ về mặt tâm lý và đạo đức cho nhiều cá nhân và nhiều gia đình. Lời đáp ứng của đời thánh hiến hệ tại trước tiên ở việc vui vẻ thực hành đức khiết tịnh hoàn hảo, như một chứng tá về quyền năng của tình yêu Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận con người. Người tận hiến chứng nhận rằng điều mà đa số xem như không thể được lại trở nên có thể và thật sự mang lại tự do, nhờ ơn thánh của Chúa Giê-su. ……
            Đời thánh hiến cần phải nêu lên cho thế giới ngày nay những gương sáng của những người nam và người nữ sống đức khiết tịnh mà vẫn quân bình, làm chủ được chính mình, có sáng kiến, trưởng thành tâm linh và tình cảm (224). Qua chứng tá đó, tình yêu nhân loại tìm được một điểm tựa vững chắc, mà con người thánh hiến phát hiện ra, khi chiêm niệm tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa được Đức Ki-tô mạc khải cho chúng ta. Chính vì được nhận chìm trong mầu nhiệm đó, con người tận hiến có khả năng yêu mến triệt để và phổ quát, có sức mạnh để tự chủ và kỷ luật cần thiết để khỏi bị nô lệ giác quan và bản năng. ….
             Vì vậy : “Khi chúng ta bước đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá và khi chúng ta tuyên xưng một Đức Ki-tô không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta là những người trần tục, chúng ta là Giám mục, Linh mục, Hồng y, Giáo hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.
       Tôi ước mong rằng tất cả chúng ta, sau những ngày ân sủng này, chúng ta có được sự can đảm, thực sự có lòng can đảm,để bước đi trước mặt Chúa, với Thánh Giá của Chúa; để xây dựng Hội Thánh trên Máu Thánh Chúa đã đổ ra nơi Thánh Giá; và để tuyên xưng sự vinh quang duy nhất: Đức Ki-tô Chịu Đóng Đinh. Và bằng cách đó, Hội Thánh sẽ tiến lên phía trước.
            Nhà lý thuyết truyền thông Marshall Mc Luhan ( 1911-1980) đã nói “trong truyền thông, người chủ gởi sứ điệp không phải là một cá nhân biệt lập; người “sáng tạo thật sự của sứ điệp là “tổng thể tất cả những ai góp phần vào việc khởi động những phương tiện truyến thông. Tắt một lời, chủ thể thật của truyền thông không phải là TÔI, mà là CHÚNG TÔI.” (trích từ tập sách: Blessed James Alberione, Communicator of the Gospel, by Domenico B. Spolettini,SSP, trang 69). (cf. bài giảng đầu tiên của ĐTC Phanxicô, ngày 14.03.2013)
 
A- TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ ?

          Cần phân biệt “ Truyền Thông “ nhân bản ( cá nhân, liên vị, giữa người với người) và “ Truyền Thông Xã Hội”, giữa nhiều người với nhau và với những phương tiện truyền thông xã hội.

        Truyền thông nhân bản nằm trong lãnh vực những tương quan giữa người với người. Truyền thông xã hội nằm trong lãnh vực những tương quan giữa nhiều người trong xã hội. Còn “những phương tiện truyền thông xã hội” nằm trong lãnh vực những phương tiện, những kỹ thuật được sử dụng để chuyển đạt một nội dung hay một sứ điệp nào đó đến cho nhiều người, nhằm giúp cho những tương quan giữa người với người được tốt đẹp và dễ dàng hơn.

        Cần huấn luyện về truyền thông nhân bản trước, rồi đến truyền thông xã hội, sau cùng mới đến học tập sử dụng những phương tiện kỹ thuật. Thật là trớ trêu và mâu thuẫn, một người không có hoặc không thể phát triển khả năng truyền thông mà nắm trong tay những phương tiện truyền thông kỹ thuật xã hội!

        Truyền thông là gì ? Đây là từ ngữ Việt để chuyển dịch quan niệm được diễn tả bằng từ la-tinh (và những ngôn ngữ bắt nguồn từ tiếng la-tinh như Ý, Anh, Pháp, Tây Ban Nha,v.v…). Từ la-tinh là COMMUNICATIO (danh từ), COMMUNICARE (động từ), đến từ mẫu gốc là COMMUNIS : nghĩa là CHUNG. Communicare là (communis + facere) làm cho thành chung, làm cho chung lại, liên kết chung lại. Ya niệm “ CÙNG CHUNG” là ý niệm quan trọng.

        Khởi đầu, chúng ta có thể hiểu “truyền thông” như là chia sẻ một điều gì đó cho chung nhiều người để liên kết nhiều người lại với nhau. Truyền thông coa mặt trong cộng đoàn và hướng đến việc thiết lập, duy trì và củng cố thêm cộng đoàn. TRUYỀN điều gì đó từ người này sang người khác (cũng có thể từ một sng nhiều người) để liênkết họ lại trong sự hiệp THÔNG.
Truyền mà không có Thông thì chưa phải là Truyền Thông. Sự Hiệp Thông giữa người truyền đi và người tiếp nhận, là yếu tố quyết định cho công việc truyền thông.

         Chúng ta có thể nhìn qua các sơ đồ mô tả “hiện tượng” TRUYỀN THÔNG, từ đơn sơ căn bản cho đến phức tạp như sau :
A.
1. Người truyền sứ điệp 2. Phương tiện được dùng 3. Người nhận sứ điệp
 
 
B.
1. Nơi người truyền sứ điệp
Ý LỜI //
đặt KÝ HIỆU //
SỨ ĐIỆP gửi đi
2.      Phương tiện
kỹ thuật
Thích hợp,
Không bị cản
3. Nơi người nhận
 
SỨ ĐIỆP NHẬN //
GIẢI MÃ //
Ý LỜI (đã hiểu)
4. Mục đích người gởi
Để làm gì ?
 
 
C.
1. Người truyền sứ điệp :
Ý LỜI //
đặt KÝ HIỆU //
SỨ ĐIỆP gửi đi
2. Phương tiện kỹ thuật:
Thích hợp,
Không bị cản .
3. Người nhận :
SỨ ĐIỆP NHẬN //
GIẢI MÃ //
Ý LỜI (đã hiểu)
4. Mục đích người gởi :
Để làm gì ?
 
5. Phản hồi của người nhận cho người gởi :
Sự Hiệp Thông
 
            Đồ thị cho chúng ta thấy rõ ràng hơn những diễn biến phức tạp của hiện tượng TRUYỀN THÔNG . Để được hữu hiệu và nên trọn, thf việc truyền thông bắt đầu với hoạt động truyền và cần kết thúc với tình tràng thông hiệp với nhau, góp pần xây dựng cộng đồng mỡi ngày một hơn.
            Có một điều gì đó từ nơi người truyền được trao cho được thông ban cho người nhận. Có một cái gì CHUNG được thiết lập giữa người truyền và người nhận. Chung Ý, Chung Lòng, Chung nếp sống, Chung hàng động.
           
          Phân tích thêm hiện tượng Truyền Thông, chúng ta sẽ nhận thấy rằng  “LỜI NÓI” là “ci vốn quý gi nhất” của Truyền Thông. “LỜI NÓI” là phương tiện truyền thông tốt nhất, là con đường thiết lập và duy trì những tương quan giữa người với người, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân của những chia rẽ, không thông cảm, tranh chấp và đau khổ. Lời Nói có thể chữa lành  hay gây thương tích.

            Tuy nhiên Lời Nói, để có giá trò truyền thông, -- và như thế  được trọn vẹn --- cần phải vượt qua mức độ quy ước thường tình về ý nghĩa, vượt qua mức độ “truyền tin”, để đạt đến mức độ  trao ban chính mình. Hai người “nói với nhau” không phải chỉ để  “truyền tin” ( báo tin, cho biết tin), nhưng còn để  “trao ban cho nhau một cái gì đó”, để xây dựng cộng đoàn giữa hai người. “LỜI NÓI” luôn luôn được đi kèm với “cái gì” đó của người nói, v được hiểu trong v theo những giới hạn của người nhận.

“LỜI NÓI” có ba bậc :          
1. để báo tin ( cho biết) ==Truyền Tin Tình Thế
2. để biểu lộ nội tâm ====Thông tỏ thâm  tâm
3. để mời gọi đáp ứng====Tác thông Tích Thích.
           
            Càng gia tăng theo ba bậc nói trên và với nội dung có ít nhiều “ba bậc” nói trên,  thì “LỜI NÓI” càng có giá trò “Truyền Thông”!

            “Báo Tin” : Truyền đi những chi tiết, tin tức, có tính cách thuần túy “vì lợi ích” ( hữu dụng). Lời báo tin, ở cấp độ một nầy, tuy chưa có  nhiều giá trò truyền thông, nhưng lại có thể gây hại cho truyền thông, vì tính cách  “mơ hồ”, “dị nghĩa” mà người  báo tin có thể mặc  cho Lời báo Tin đó. Ngày nay, ngôn ngữ đã “bị hư, bị rữa” đi  khá nhiều!

            “Biểu Lộ Nội Tâm”: Ở cấp độ thứ hai nầy, LỜI NÓI vượt quá nội dung thông tin có thể nói là “một chiều”, “lạnh lùng”, bàng quan, để mặc thêm “mùi vị” của người nói cũng như của người nhận. Tính cách “liên kết ngôi vị” ( liên ngôi vị) được biểu lộ. Thế giới ( tự tâm, từ tâm, nội tâm) của người nói được biểu lộ. Người nói chia sẻ ý định của mình, và khơi dậy sự đáp ứng nơi người nghe nhận. Sự “cảm thông” bắt đầu.  Và tứ đĩ “Lời Nói” được nâng cấp sang bậc thứ ba..

            “Mời gọi đáp ứng”: Lời Nói mời gọi người nhận (nghe) tích cực đáp ứng. Thế giới chung giữa hai người nói và nghe, trao đi và nhận lại, được thiết lập, duy trì , củng cố.

            “Lời Nói”  được hiểu theo cả hai khía cạnh: Lời Nói  thành tiếng (ngôn ngữ) để nghe, và Lời Nói không thành tiếng (sự im lặng, ngôn ngữ của thinh lặng) để cảm nhận.

            Mẫu “Truyền Thông” cao độ trọn vẹn nhất là Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa Ba Ngôi là Một Truyền Thông, Một Mầu Nhiệm Hiệp Thông. LỜI của Ngài có đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất, cả “ba bậc” mà chúng ta vừa phân tích trên đây.

            Nhìn vào KINH THÁNH, chúng ta có thể đọc được kiểu mẫu “Truyền Thông” của Thiên Chúa cho con người. Thiên Chúa nói LỜI của Ngài cho con người. Lời Ngài là Trọn Vẹn Truyền Thông, gồm đủ cả ba bậc: Báo Tin (Mạc Khải), Biểu Lộ Tâm Tư (Giao ước) và Mời Gọi Đáp Trả (Tái Tạo Dựng sự hiệp thông).

            Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa, không những chỉ thông truyền tư tưởng, sự Thật, mà còn thông truyền chính mình làm sự Sống của chúng ta (Bí Tích Thánh Thể), để mời gọi những ai đón nhận đến với Ngài,  được Ngài tái tạo, trở nên thành phần của một Nhiệm Thể Duy Nhất, một “cộng đoàn với ngài và trong ngài”. Nơi Chúa Giêsu Kitô, Lời Nói và Đời Sống là một. Trong viển ảnh nầy, chúng ta hiểu hơn công thức “làm chứng cho Chúa (Truyền Thông) bằng Lời Nói và bằng Đời Sống. Trong viển tượng nầy, Truyền Thông là Truyền Giáo ! Truyền Giáo là Truyền Thông, hai  “quan niệm” gặp nhau và có thể thay thế cho nhau. Sống tu đức truyền thông là thực hiện truyền giáo.

            Người sống đời tận hiến --- như tất cả chúng ta đây --- được mời gọi  “trở về với Chúa Kitô” và bắt đầu lại từ Chúa, trở thành Nhà truyền thông như Chúa, biến trọn cả Đời Sống mình trở thành LỜI NÓI THÔNG TRUYỀN THIÊN CHÚA cho anh chị em.

            Cũng thế, mỗi người chúng ta,--- nhất là những kẻ tận hiến cho Chúa—chúng ta cần làm cho đời mình trở thành Lời Truyền Thông cho anh chị em được nhìn  thấy Thiên Chúa, được hòa nhập vào trong thế giới của Thiên Chúa.

            Trong khung cảnh va nói trên, tới xác tín rằng:
            Truyền thông ( nhân bản và xã hội) là yếu tố không thể thiếu trong đời tận hiến. Và người tận hiến --- trong xã hội Việt Nam chúng ta --- được xem như là người lãnh đạo, cả khi không có vai trò lãnh đạo nào trong một tổ chức. Các hoạt động của người lãnh đạo—của người tận hiến,--- đều được xây dựng trên truyền thông. Không thể nào tưởng tượng một lãnh đạo, một người tận hiến,  mà không có khả năng truyền thông.
            Và để phát triển truyền thông, ta không thể nào bỏ qua việc luyện tập TU ĐỨC. Chúng ta có thể liên kết ba ý niệm Tu Đức, Lãnh Đạo, Truyền Thông, trong một công thức sau đây: Cần có Tu Đức tốt để Truyền Thông hữu hiệu; và cần có Truyền Thông hữu hiệu, để lãnh đạo thành đạt.

B- TRUYỀN THÔNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI NGƯỜI TẬN HIẾN

            “TIN MỪNG” viết hoa và muốn chỉ  về TIN MỪNG CHÚA GIÊSU KITÔ, là cùng đích của người tận hiến, chứng nhân của TIN MỪNG. Nhưng để đạt đến cùng đích này, hằng ngày người tận hiến, trong cảnh sống cụ thể và với trọn vẹn nhân cách của mình, phải tu luyện làm sao để có thể “phát ngôn”, “phát thanh”, “phát hình”, tắt một lời là “thông truyền tin mừng” (tin mừng chữ thường) cho anh chị em.

            Tiếp sau là vài suy nghĩ liên quan đến việc huấn luyện truyền thông ( truyền thông nhân bản làm gốc trước ( in principio), rồi mới đến truyền thông xã hội).

            Đến đây, xin được trích từ bài viết của LM Giuse Vũ Tiến Tặng. Trong bài : “Sắp đến Ngày Quốc tế Truyền thông thử bàn về  Facebook”  (04/16/2013), Cha đã nhận định như sau:

            Có thể nói thời đại bùng nổ thông tin giúp chúng ta nắm bắt được những gì xảy ra trên thế giới một cách nhanh chóng. Trong thời đại tin học, Giáo Hội cũng biết thích ứng để loan báo Tin Mừng một cách hiệu quả. Có rất nhiều tổ chức dòng tu và tín hữu đã dấn thân hăng hái trong lãnh vực đầy mới mẻ này. … Tuy nhiên cái gì cũng có mặt phải và mặt trái của nó. Đây là một thực tại không thể phủ nhận. Do vậy một đòi hỏi đặt ra cho mỗi người và cộng đoàn khi sử dụng là cần phải nâng cao ý thức, để có được hiệu quả như mong muốn.

(Lợi thế)
            Facebook giúp cho mọi người xích lại gần hơn với những vấn đề mình quan tâm, với những người có cùng một sở thích. Chỉ một bức thông điệp phát đi từ một thành viên là tất cả đều nhận được….
              Mọi cấp độ trong Giáo Hội từ cá nhân đến cộng đoàn dòng tu, giáo xứ, giáo phận đã tận dụng ưu thế này để rao giảng Lời Chúa. Đặc biệt, các dòng tu có thể quảng bá linh đạo của mình bằng cách dẫn dắt mọi người bước vào trong đời sống thiêng liêng rất hiệu quả. Có dòng còn tổ chức cả một chương trình quy mô để giới thiệu ơn gọi cho các bạn trẻ. Ngoài việc tìm được nguồn ơn gọi nó còn công dụng đánh động những người khác, hoặc ít ra cũng cung cấp cho mọi người thông tin tối thiểu về dòng tu của mình.
             Đối với mỗi cá nhân, trang mạng xã hội trợ giúp đi vào các diễn đàn để đưa ra ý kiến quan điểm riêng và cũng nhận được nhiều phản hồi từ người khác. Hơn nữa bạn có thể duy trì được mối liên hệ với người thân cũng như bằng hữu ở mọi nơi. Một tấm hình chụp phong cảnh đẹp nhận được sự thán phục của nhiều người. Một tấm hình du lịch, thăm viếng, các thành viên khác lập tức cập nhật được mọi sinh hoạt và tin tức từ phía bạn phát đi.

(Bất cập)
            Khi quan sát các trang facebook của cộng đoàn dòng tu, cá nhân tu sĩ và giáo dân, thỉnh thoảng lại thấy có sự hoán vị chỗ đứng của nhau: giáo dân chỉ nói chuyện cao trên trời, tu sĩ lại nói chuyện đời dưới đất, và dòng tu thích nói chuyện ăn uống.
           Ngược lại, tu sĩ linh mục chủng sinh được mời gọi làm chứng bằng chính đời sống thánh hiến và phục vụ Giáo Hội và Tin Mừng. Đây là căn tính của toàn bộ cuộc đời mình. Do đó, rất cần chú tâm đến lời ăn tiếng nói, kể cả những nguồn đọc sách giải trí hay thư giãn. Một người bình thường phổ biến một truyện cười pha chất đời có thể chấp nhận được. Trái lại, một tu sĩ chủng sinh hay linh mục, khi chia sẻ trên facebook của mình một câu nói hay một tư tưởng hoàn toàn tốt lành, nhưng qua đường dẫn tìm về nguồn của nó, người ta lại khám phá ra hàng loạt những câu truyện tầm phào khác. 

(Thay lời kết)
           Giáo Hội rất ý thức được hình thức rao giảng Tin Mừng mới của thời đại. Chính vì thế, vào ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống được dành cho Ngày Quốc Tế Truyền Thông. Mỗi người được mời gọi tiếp cận với hình thức mới mẻ này để mở rộng tầm nhìn qua việc trao đổi những vốn kiến thức cần thiết. Để cho có hiệu quả hơn, chúng ta rất cần hạn chế những mặt trái của phương tiện này. Có như vậy, các trang mạng mới thực sự phục vụ đắc lực đời sống nhân loại và sứ mạng của Giáo Hội về loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Phục Sinh.

 
==================   

Tác giả: Đức Ông Phêrô Nguyễn văn Tài

Nguồn tin: LHBTTCVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây