Thư Chung số 81 - 07/2017

Thứ ba - 27/06/2017 12:15
IV-NHỮNG THÁCH ĐỐ TỪ SỨ VỤ[8]
Tu sĩ không sống xa rời thế giới, đúng hơn, còn phải sâu sát hơn, lắng nghe được những tiếng kêu khóc của những người cùng khổ, của khát vọng được cứu độ. Gắn liền với thế giới trong lịch sử hiện tại, tiến trình đào luyện không những không che giấu mà còn phải giúp thành viên nhận diện ra những thách đố và tìm ra được những phương cách đáp trả. Có như thế đời thánh hiến mới có ý nghĩa, có tác động thực sự như men trong bột, như ánh sáng trong đêm trường. Một số nét thách đố [và cũng là cơ hội] cho sứ vụ người tu sĩ hiện nay
    Giáo Phận Nha Trang
Tu Hội Thừa Sai Chúa Giêsu
       Thư số 81 / Năm VII
                      * * *                              
LÁ THƯ ANH TỔNG PHỤ TRÁCH
Tháng 07/ 2017
-------------  
ĐÀO LUYỆN VÀ SỨ VỤ
(Phần 4 : ( Những thách đố từ sứ vụ )

 
 
Phan Rang, ngày 20.06. 2017

Thưa quý Anh Linh Mục,
Toàn thể anh chị em TSCG quý mến,
         
Anh Hai thân ái gửi lời chào và phúc lành bình an của Chúa ở cùng tất cả anh chị em.

Tháng này chúng ta tiếp tục học hỏi phần 4 của bài thuyết trình về những thách đố từ Sứ Vụ.


IV-NHỮNG THÁCH ĐỐ TỪ SỨ VỤ[8]
 
          Tu sĩ không sống xa rời thế giới, đúng hơn, còn phải sâu sát hơn, lắng nghe được những tiếng kêu khóc của những người cùng khổ, của khát vọng được cứu độ. Gắn liền với thế giới trong lịch sử hiện tại, tiến trình đào luyện không những không che giấu mà còn phải giúp thành viên nhận diện ra những thách đố và tìm ra được những phương cách đáp trả. Có như thế đời thánh hiến mới có ý nghĩa, có tác động thực sự như men trong bột, như ánh sáng trong đêm trường. Một số nét thách đố [và cũng là cơ hội] cho sứ vụ người tu sĩ hiện nay như sau:
 
4-    Chủ thuyết hậu tân đại và thế giới tục hóa

          Thế giới hiện nay được xác định là thế giới hậu tân đại [post-mondern]. Đó là một thế giới, qua phương tiện truyền thông xã hội, trở thành thế giới đa cực, đa văn hóa, đa tôn giáo, tận dụng được lợi ích của khoa học kỹ thuật. . . Nhưng về mặt tâm linh cũng lại là thế giới đề cao sự tương đối, mau thay đổi, ngắn hạn, thỏa mãn tức thời . . .
 
Nói chung, đối chọi với nền văn hóa hậu tân đại hẳn là một cơ hội để ta đề xướng những giá trị của đời thánh hiến như một khích lệ, một sự thanh luyện và một chọn lựa khác hẳn các giá trị của thế giới: chẳng hạn, lòng trung thành đối lại một văn hóa kiêu hãnh về sự bất trung của nó; một đời sống đức tin đối lại một xã hội không hề quy chiếu đến những giá trị tôn giáo; sự lạc quan và hy vọng đối lại một thế giới đầy sợ hãi. Đây cũng là một cơ hội để vạch ra cho lòng quảng đại và niềm khao khát tình bạn nỗi khao khát hoàn thành chính mình và tìm kiếm Thiên Chúa của giới trẻ có được một hướng đi.

Nhưng rõ ràng là đào luyện cho được mức độ như thế quả là một thách đố vì nền văn hóa truyền thông đang thịnh hành đây hứa hẹn một thứ hạnh phúc sai lạc song lại hấp dẫn. Nhà đào luyện có bổn phận phải cống hiến, cách riêng cho ứng sinh và thành viên  trẻ của mình một kinh nghiệm cá vị và chân chính về Đức Kitô. Qua lời nói và việc làm, nhân viện đào luyện và toàn hội dòng phải tỏ ra rằng đời sống thánh hiến có thể đem lại một sự hoàn thành cho chính từng con người. Ta cần diễn tả lại đời thánh hiến sao cho  đời sống ấy thật hấp dẫn, mang tính ngôn sứ và thật đáng tin cậy; đồng thời, ta cũng cần một sự quân bình mới giữa việc canh tân đoàn sủng và cách diễn đạt đoàn sủng ấy trong dòng lịch sử. 
 
Một từ ngữ có thể xác định thế giới ngày nay là tục hóa. Đã hẵn, nhân loại đã đạt tới mức độ nhận ra sự tự lập của thế giới trần thế, một thế giới được khử thiêng, thoát ra khỏi sự “kìm kẹp” nào đó của thẩm quyền tôn giáo. Tiến trình trần thế hóa đó ở Phương Tây đi kèm theo sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lại dần dần đi vào chủ trương thế tục hóa, không còn nhìn nhận chiều kích, vai trò của tôn giáo trong đời sống tập thể và cả trong đời sống cá nhân. Thế giới phương Đông mà Việt Nam chúng ta thuộc về, đề cao chiều kích tâm linh, nhưng cũng không tránh khỏi tác hại của thế giới tục hóa phương Tây xâm nhập qua bộ dạng khoa học và thành quả của kỹ thuật. Hoặc các tôn giáo rút lui và chống đối, hoặc “nhập thế” đến độ không còn nhìn ra chiều kích tôn giáo trong những dấn thân ấy.
 
-  Gạt bỏ chiều kích tôn giáo. Rất là rõ tại Việt Nam khi nền giáo dục chỉ nhấn mạnh chiều ngang và coi tôn giáo chỉ là những gì sót lại nơi một số bộ phận quần chúng.

-  Thế giới đề cao cá nhân. Tại Việt nam, chủ trương này dường như thể sự phản ứng đương nhiên cho chủ trương tập thể, xóa bỏ cá nhân và những đặc điểm cá nhân. Người trẻ “dị ứng” trước chủ trương “bày đoàn”, “đồng bộ” và muốn khẳng định tư cách “không đụng hàng” của mình.

Thế giới cổ võ lối sống hưởng thụ. Từ một xã hội nghèo khó nông nghiệp, Việt Nam đang chuyển mình sang xã hội tiêu thụ mà giá trị con người được xác định thông qua những thành tựu kinh tế, vật chất, sở hữu những của cải đắt giá. Bên cạnh đó, những hình thức nghèo khổ, cùng cực vẫn còn đó, và còn nảy sinh ra những hình thái cơ cực mới, khủng khiếp hơn nữa, không chỉ ở con số hạn hẹp mà còn ở mức độ rộng và sâu thẳm, đến từ tình trạng gia đình tan vỡ, phim ảnh, trang web . . .
 
2- Thế giới đa văn hóa

Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng trở nên “ngôi làng toàn cầu” hơn: từ một văn hóa của cá nhân chủ nghĩa chúng ta đang chuyển tới việc các thế giới văn hóa khác biệt cùng gặp gỡ nhau, dù không phải không có chút chống cưỡng. Đó là một thế giới mang đặc điểm là toàn cầu hóa, thay đổi mau chóng, phức tạp, phân mảnh và trần thế hóa. Chắc hẳn, qua tất cả điều này, người được thánh hiến co nhiệm vụ nhận ra được Thần Khí Thiên Chúa hoạt động. Ngài là Đấng luôn hoạt động ở bất kỳ nơi nào ngài muốn, theo cách Ngài muốn và khi nào Ngài muốn. 
 
Sự khác biệt nhau về văn hóa là một cơ hội bởi vì nó khuyến khích tình liên đới, mở lòng tiếp nhận những kinh nghiệm khác nhau và tiếp nhận phong trào thiện nguyện phục vụ lẫn nhau, lòng thương cảm người nghèo khổ, kính trọng môi trường và mưu tìm hòa bình. Nó cũng cổ xúy một ‘tinh thần quốc tế’ và kinh nghiệm về lối sống rộng mở của những cộng đoàn sống đời sống thánh hiến qua cách thức cộng đoàn sẵn sàng phục vụ bất cứ khi nào được yêu cầu. Chính như thế mà đoàn sủng lại được thêm phong phú. Một đoàn sủng như vậy hẳn cỗ võ nơi những người trẻ lòng ham học hỏi, tiếp nhận và đối thoại với nhau. 
 
Sự khác biệt nhau về văn hóa cũng là một thách đố  bởi vì, đối với phần đa những người được thánh hiến đã thành niên, việc đi vào trong kinh nghiệm đa văn hóa quả là khó khăn. Cần phải nghĩ lại về ngôn ngữ ta sử dụng và cách thức ta chuyển giao những giá trị cho những con người thuộc thế giới xa xôi và xa lạ. Đào luyện sống trung thành giữa một thế giới liên tục thay đổi và đa chiều xét về văn hóa, cũng như làm sao sống đức tin giữa một xã hội không hề muốn quy chiếu gì đến những giá trị tôn giáo và Kitô hữu,- một công việc vừa là trường tồn lại vừa là rộng mở cho những kinh nghiệm liên văn hóa-, trách vụ đào luyện như thế quả là rất khó khăn. 
 
3- Sống buông bỏ

Buông bỏ là một phần cốt yếu của đời sống, và đời thánh hiến cũng thế; khi được chấp nhận cách tích cực, từ bỏ trở thành một kinh nghiệm giải phóng và phong phú. Không ai có thể chọn hết tất cả mọi sự, kể cả người đã vì tình yêu và đã chọn yêu thương mà có một kinh nghiệm muốn ôm trọn tất cả.
 
Buông bỏ là một cơ hội để thực sự sống đời thánh hiến của chúng ta và để làm cho cuộc đời ấy trở thành “sự chữa lành thiêng liêng” đích thực cho nhân loại. Nó thanh tẩy tình yêu và làm cho tình yêu nên chân thực.
 
Buông bỏ cũng là một thách đố bởi vì đời sống thánh hiến vạch ra một lối sống riêng, và thường miễn cho người được thánh hiến khỏi những vấn đề và những gánh nặng của đời sống thông thường. Tuy thế, trong tất cả mọi nền văn hóa, cám dỗ của chủ nghĩa tiêu thụ, đời sống dễ dãi, sống sung túc, du lịch và có những “phương tiện truyền thông riêng” vẫn chạm đến những người được thánh hiến.
 
Làm thế nào tiến trình đào luyện đưa tới những điều cốt yếu trong đời sống và trong những tổ chức của chúng ta. Cách riêng, đối với ứng sinh và thành viên trẻ, nhưng không chỉ chúng mà thôi, mà cả chúng ta nữa, từ bỏ có thể là một vấn đề. Thực vậy, chúng ta phải giúp cho nhau  hiểu được rằng đây không là vấn đề phải hy sinh cái gì, nhưng là chọn một cái gì, đúng hơn, chọn Một Ai đó: tức là chọn Chúa Giêsu và bước theo Ngài. Nơi Ngài, người tu sĩ có được trọn vẹn tự do, niềm vui và sự thể hiện mình thật sung mãn. Điều này có nghĩa là mở lòng ra đón nhận Đức Giêsu, để Người đi vào trong cuộc đời chúng ta và chiếm hẳn vị trí thứ nhất; như thế, chúng ta được thong dong tự do thoát khỏi những tình trạng vốn có thể ngăn cản chúng ta thực hiện và sống sự chọn lựa triệt để này.
 
4- Lòng trung thành

Trung thành là một hệ quả hiển nhiên của việc người được thánh hiến chọn lựa Thiên Chúa, khơi lên nơi cuộc sống họ ngọn lửa đam mê Thiên Chúa và Chúa Giêsu đến độ dám hiến dâng tất cả cuộc đời của mình.
 
Trung thành là một cơ hội bởi vì nó làm cho mối liên hệ với Chúa Giêsu và vương quốc của Người thành sâu sắc hơn và cá vị hơn. Nó cho ta làm chứng được rằng Thiên Chúa là giá trị tuyệt đối và trường tồn, luôn kiên vững giữa bao xáo trộn đầy thay đổi của văn hóa. Nó cho ta có thể nhìn thế giới với cái nhìn tích cực và nhận ra được những kinh nghiệm tích cực của lòng trung thành trong gia đình, trong cộng đoàn, trong Giáo Hội, như là hoạt động của Chúa Thánh Thần trong dòng lịch sử. Nó cũng cho chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa của những hy sinh người thánh hiến được mời gọi thực hiện.
 
Trung thành cũng là một thách đố  bởi vì nó bị tính chất phân mảnh và nhất thời của văn hóa ngày nay tác động. Như thế, lòng trung thành cần phải được đồng hành liên tục một cách cá nhân cũng như cộng đoàn hầu vượt thắng được khuynh hướng yêu bản thân, và biết chết đi cho chính mình để bước theo Đức Kitô. Đàng khác, lòng trung thành không thể chỉ ở trên bình diện lý thuyết. Đó phải là một lòng trung thành sống động, một cuộc gặp gỡ với Đức Kitô vốn thấm nhập trọn cả con người đó và dẫn người được thánh hiến từ những kinh nghiệm phân mảnh tới “kinh nghiệm” nền tảng. Hơn nữa, lòng trung thành của người được thánh hiến là một thách đố cần phải liên tục đào sâu qua việc hàng ngày tra vấn: Tôi đang trung thành với ai? Lòng trung thành là một thách đố đòi phải tạo nên một cộng đoàn tín hữu biết sống trung thành. Cộng đoàn ấy giúp ta vượt qua được sự hời hợt để đạt tới gốc rễ sâu xa của lòng trung thành, cũng như giúp xây dựng và canh tân lòng trung thành với đoàn sủng, nhận ra con đường phía trước và những bước tiến phải theo.
 
Nhưng hiện nay, trung thành không còn được coi là một cái gì phải kéo dài suốt cả cuộc đời mà chỉ có thể là trung thành “vào thời điểm này” mà thôi. Vì lẽ này, trong một số hội dòng, câu hỏi thường nêu lên là liệu có nên đưa một dạng cam kết tạm thời nào đó vào đời sống thánh hiến hay không. Một số hội dòng đã tuyên bố  không tán thành dạng đó. Theo họ, việc phải làmlà nên đào luyện thế nào để cho các thành viên có thể hoàn toàn hiến mình suốt đời cho Thiên Chúa. 
 
Hẳn nhiên, rất nhiều khả năng phong phú mở ra cho con người ngày nay đã mang đến những cơ hội lớn lao để con người thăng tiến, cũng như đem lại những nhiệm vụ mới trong việc đào luyện sống đời thánh hiến. Hẳn đây không phải là coi nhẹ những đóng góp then chốt của ơn thánh và Thần Khí, là Đấng thực ra đang tác động qua chính những năng động lực tâm lý và nhân bản của từng cá nhân. Vì thế việc đào luyện phải lưu tâm rộng mở cho Thần Khí, khởi đi từ chính những cách con người diễn tả đây mà phát huy chúng tới mức trưởng thành sung mãn. 

 
(còn tiếp)
 

Tác giả: thtscgs

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây