Lời Mở Đầu

Chủ nhật - 03/09/2017 03:53
DẪN NHẬP«Được sống gần gũi một vị đại thánh hay một người có tinh thần cao thượng, tâm hồn bạn sẽ trở nên nhiệt tình như tâm hồn ngài, đức tin của bạn cũng mạnh mẽ như đức tin của ngài, tinh thần bạn sẽ được nâng lên cao như tinh thần của ngài».(Charles de Foucauld)
DẪN NHẬP
 
 «Được sống gần gũi một vị đại thánh hay một người có tinh thần cao thượng,
tâm hồn bạn sẽ trở nên nhiệt tình như tâm hồn ngài,
đức tin của bạn cũng mạnh mẽ như đức tin của ngài,
tinh thần bạn sẽ được nâng lên cao như tinh thần của ngài».
(Charles de Foucauld)
             Ước muốn cầu nguyện với một vị thánh – dù là thánh lớn hay thánh nhỏ – sẽ giúp ta đi vào trong thế giới thiêng liêng của vị thánh ấy và khám phá ra những nguồn sống làm nên cuộc đời ngài, vì một cuộc sống thấm nhuần lời cầu nguyện như thế sẽ ảnh hưởng đến cách ứng xử của ta. Vả lại tôi ước mong việc chọn lựa những bản văn của cha Charles de Foucauld và những chú giải về những bản văn ấy không những có thể giúp các bạn cầu nguyện mà còn giúp các bạn sống và sống sau thời gian 15 ngày này! (dù thích hay không thích những bản văn này).

          Sức mạnh nâng đỡ chủ yếu cho việc suy niệm và cầu nguyện của chúng ta đã được đề cập đến trong chính những bản văn của cha Charles de Foucauld. Những bản văn này được chọn lọc trong hàng loạt những bản văn khác, bởi vì tôi thấy chúng có ý nghĩa vàø liên hệ mật thiết với Tin Mừng, nghĩa là có liên hệ với một câu nói nào đó của Chúa Giêsu có khả năng thấm nhiễm vào từng ngày sống của bạn. Bằng cách giải thích, tôi chỉ ước ao làm sáng tỏ và quảng diễn những suy niệm của Cha Foucauld, chứ không dám đặt mình vào cương vị của ngài: tiếng «tôi» mà tôi dùng ở đây là tôi, là bạn, đang cố gắng cầu nguyện dưới ánh sáng của sứ điệp được cô đọng thành 15 chủ đề lớn này. Tôi đã không cố đưa ra một kinh nguyện «làm sẵn», mà chỉ đề nghị chất liệu để bạn dùng mà cầu nguyện. Tuy nhiên, tôi có trích dẫn nhiều lời kinh của cha Foucauld để bạn có thể tùy nghi sử dụng.

             Sau đây tôi xin trình bày để bạn hiểu các chủ đề của 15 ngày này liên hệ với nhau thế nào:

           Điểm khởi đầu trong cuộc hoán cải của Cha Foucauld là nhận thức về tính tuyệt đối của Thiên Chúa, muốn chỉ sống cho Ngài (1), vui hưởng hạnh phúc của Ngài (2), cố gắng hết sức bắt chước Đức Giêsu, Con Yêu Quí của Ngài (3), đặc biệt noi gương khó nghèo của Người (4).
Sau đó chúng ta được mời gọi chuyển từ một Đức Kitô ở ngoài ta sang một Đức Kitô sống trong ta (5). Chúng ta sẽ làm chứng cho Đức Giêsu nội tâm ấy (6) khi chia sẻ về cuộc sống với các anh em ta (7). Chúa Giêsu muốn – trong chúng ta và qua chúng ta – tiếp tục cứu chuộc (8) và yêu thương anh em mình (9).

          Tình yêu của chúng ta không được chỉ ở ngoài môi miệng: đức vâng phục chính là viên đá thử tình yêu ấy (10) và tình yêu ấy phải được biểu lộ ra trong những lời cầu nguyện của chúng ta (11), và đỉnh cao của việc cầu nguyện ấy là sự kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể (12), nơi đó Chúa Giêsu tự hiến mình cho chúng ta (13). Chúng ta chết cho chính mình bằng hành động từ bỏ hoàn toàn và yêu thương phó thác, như chúng ta đã phải sống như vậy (14 và 15).

           Tuy nhiên, không có ngày nào là ngày hoàn toàn biệt lập: đề tài bắt đầu nói tới hôm nay sẽ được đào sâu vào một hôm khác, một đoạn nào đó đọc hôm nay sẽ bổ túc cho bài chú giải của một hôm trước đó. Những tư tưởng được tham chiếu từ nhiều nguồn khác nhau, những câu được lặp đi lặp lại nhiều lần chứng tỏ rằng: tất cả đều xoay quanh một vài trục rất đơn giản mà bạn rất dễ dàng nhận ra và chúng cùng hướng về ý nghĩa mà cái biểu tượng đỏ thắm của Tiểu Đệ miền Tamanrasset muốn tuyên dương: trái tim và thánh giá đi kèm với hai danh từ linh thánh: GIÊSU - TÌNH YÊU. Dẫu sao vẫn có một từ ngữ mà người ta không thể không gặp khi trích dẫn những lời của cha Foucauld cũng như khi chú giải những lời ấy, đó là động từ yêu hay danh từ tình yêu được diễn tả đủ kiểu đủ cách. Đó chẳng phải là điều làm cho đời sống của những người biết «biến tôn giáo thành tình yêu», nói theo Cha Huvelin, trở nên nhất quán sao?
 
              Một vài điểm cần lưu ý bạn trong những trang sau này:

            Tôi mạo muội sửa lại đôi chút lời văn của Cha Foucauld (tôi thiết tưởng ngài cho phép tôi làm như thế! ) là đặt những câu ngài thân thưa với Thiên Chúa ở ngôi thứ hai số ít.

            Kể từ sau Công Đồng, người ta đã làm như thế trong Kinh Phó Tháùc là đổi «vous» thành «tu». Điều này khiến tôi có thể thay đổi các kinh nguyện cho phù hợp với những lời kinh trong các bản văn của tôi, là đặt lời kinh ở ngôi thứ hai số ít. Cách này hiện đã trở thành phổ biến trong phụng vụ và kinh nguyện cá nhân.

          Trong các bản văn của Cha Foucauld, tôi cũng mạn phép cắt xén mà không phải lúc nào cũng cho biết là cắt, để rút ngắn đoạn trích hoặc để làm nổi bật ý tưởng chính. Trong khi đó, các tham chiếu lại được xác định một cách rõ ràng, cho dù điều đó làm cho lời chú giải nặng nề hơn một chút. Nhờ vậy, nếu muốn, ai trong các bạn cũng có thể dễ dàng đối chiếu với nguyên bản (phần lớn các dấu chấm lửng […] là của chính Cha Foucauld).

           Trong tập sách này, tôi nghĩ nên đơn giản gọi vị thầy tâm linh của chúng ta là «Anh Charles» cho thân thiện.

           Kính mong các nữ độc giả tha lỗi cho tôi về việc dùng từ cách chung cho phái nam, vì tôi không quen làm khác hơn!

          Sau hết, thưa quí độc giả nam nữ kính mến, khi chăm chú đọc quyển sách bình dị này, xin quí vị thương cầu nguyện cho tôi được ơn hoán cải. Xin cám ơn.
 Michel Lafon
                                           El Kbab, tháng 04/1995
 
* * * 

Tác giả: thtscgs

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây