Thư chung số 96 - 09/2018

Thứ bảy - 01/09/2018 10:13
Thư cung số 96 - 09/2018
Tu Hội Thừa Sai Chúa Giêsu
       Thư số 96 / Năm VIII
                      * * *                                         
LÁ THƯ ANH TỔNG PHỤ TRÁCH
Tháng 09/ 2018
-------------  
THÔNG ĐIỆP “ LAUDATO SÍ “
CHƯƠNG IV : MỘT MÔI TRƯỜNG HỌC TRỌN VẸN (1)
 
Phan Rang, ngày 20.08.2018

Thưa quý Anh Linh Mục,
Toàn thể anh chị em TSCG quý mến,
           
Anh Hai thân ái gửi lời chào và phúc lành bình an của Chúa Giêsu ở cùng tất cả anh chị em.
Chúng ta tiếp tục đọc và tìm hiểu Chương III của Thông điệp “Laudato Sí” gồm 36 số (từ số 137 đến số 162). Chúng ta tìm hiểu Phần 1 của chương này, từ số 137 đến số 146.
 
            Tóm lược: Trọng tâm đề nghị của Thông Điệp là một nền môi sinh học toàn diện như một mô hình công lý: một nền môi sinh học ”hội nhập chỗ đứng đặc biệt của con người trong thế giới này và tương quan của con người với thực tại xung quanh” (15). Thực vậy, chúng ta không thể coi thiên nhiên như cái gì tách biệt khỏi chúng ta hay như một cái khung cho đời sống chúng ta”(139). Điều này có giá trị vì chúng ta sống trong các lãnh vực khác nhau: trong kinh tế và chính trị, trong các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt trong những nền văn hóa bị đe dọa nhất, và thậm chí trong mọi lúc đời sống thường nhật của chúng ta.
 
            Viễn tượng toàn diện cũng đòi một nền môi sinh học về các cơ chế: ”Nếu mọi sự đếu có liên hệ với nhau, thì tình trạng sức khỏe của các cơ chế trong một xã hội cũng có những ảnh hưởng đối với môi trường và tới chất lượng đời sống con người: ”Những gì làm thương tổn tình liên đới và tình thân hữu của dân chúng cũng đều gây hại cho môi trường” (142).
 
            Với nhiều thí dụ cụ thể, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lập lại tư tưởng của ngài, đó là có một liên hệ giữa các vấn đề môi sinh và các vấn đề xã hội và con người mà không bao giờ người ta có thể phá vỡ. Vì thế, ”sự phân tích các vấn đề môi trường không thể tách rời khỏi sự phân tích các bối cảnh nhân bản, gia đình, lao động, thành thị, và tách khỏi tương quan của mỗi người với chính mình' (141), xét vì ”không có hai cuộc khủng hoảng riêng rẽ, một cuộc khủng hoảng môi trường và một cuộc khủng hoảng xã hội, nhưng chỉ có một cuộc khủng hoảng duy nhất và phức tạp về xã hội và môi trường” (139).
 
CHƯƠNG IV
MỘT MÔI TRƯỜNG HỌC TRỌN VẸN (1)
 
137. Đối mặt với thực tại : tất cả đều liên kết với nhau chặt chẽ và các vấn đề hiện tại đòi buộc phải có tầm nhìn về cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tôi đề nghị, chúng ta phải dừng lại để nắm các yếu tố của một môi trường học trọn vẹn, trong đó có cả chiều kích nhân bản và xã hội.
 
I. SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
138. Sinh thái học tìm hiểu những liên hệ giữa các sinh vật sống động và môi trường nơi chúng sống. Điều này đòi hỏi phải suy nghĩ và bàn thảo một cách thẳng thắn các điều kiện của sự sống hay sự tồn tại của một xã hội để đưa ra những câu hỏi, các mẫu phát triển, sản xuất và tiêu thụ. Cần phải nhấn mạnh là tất cả đều liên kết với nhau, thời gian và không gian không thể độc lập với nhau cũng như các nguyên tử và các phần nhỏ nhất có thể tách biệt nhau được. Tất cả các yếu tố khác biệt của hành tinh – vật lý, hóa học và sinh học liên kết với nhau, tạo thành những giống loài sống động trong một mạng lưới mà chúng ta không bao giờ có thể biết và hiểu hết được. Chúng ta chỉ có chung một phần lớn các thông tin về di truyền học với nhiều loài sinh vật. Vì lý do này, chúng ta chỉ có những kiến thức manh mún và đơn độc, có thể trở thành một hình thức dốt nát, nếu như chúng không được hội nhập vào cái nhìn tổng quát của thực tại.
139. Khi nói đến “môi trường”, người ta muốn nói về sự liên hệ đã có giữa thiên nhiên và xã hội đang hiện diện nơi đó. Điều này ngăn cản chúng ta hiểu biết thiên nhiên là một cái gì đó khác biệt với chúng ta hay chỉ là một khung cảnh đơn thuần của cuộc sống. Chúng ta bị nhốt trong đó, là một phần của nó và cùng sống với nó qua việc thông hiệp hỗ tương với nhau. Để tìm những nguyên nhân hủy hoại của một vị trí, đòi buộc phải có sự phân tích phận vụ xã hội, kinh tế, các mẫu liên hệ và cách hiểu thực tại. Đối diện với quá nhiều thay đổi không còn khả năng để tìm cách giải quyết đặc biệt và độc lập cho mỗi phần vấn đề. Điều quyết định chính là phải tìm những cách giải quyết trọn vẹn, phải chú ý đến hậu quả thay đổi giữa nhau của hệ thống tự nhiên và cả hệ thống xã hội. Không phải có hai cơn khủng hoảng cận kề nhau, một của mội trường và một của xã hội, nhưng thực ra chỉ có một cơn khủng hoảng duy nhất mang tính xã hội-môi trường. Những cách giải quyết đòi hỏi một lối đi trọn vẹn để chiến đấu với nghèo đói, trả lại phẩm giá cho những người bị loại ra khỏi xã hội và đồng thời phải chú tâm đến thiên nhiên.
140. Dựa vào số lượng lớn và đa dạng các yếu tố phải quan sát, ngay khi nhìn tác động của một dự phóng cụ thể về môi trường, cần phải trao cho những người tìm hiểu một vai trò tương xứng và tạo điều kiện dễ dàng cho việc cộng tác với một sự tự do thuộc cấp đại học. Việc tìm hiểu lâu dài này cần đưa đến những kiến thức, để hiểu những sự khác biệt của sinh vật liên kết với nhau và tạo sự thống nhất lớn lao mà ngày nay chúng ta gọi là “hệ thống môi sinh”. Chúng ta đón nhận chúng, không phải để xác định ích lợi của chúng, cách hợp lý, nhưng vì chúng có những giá trị độc lập khỏi việc sử dụng. Mỗi sinh vật đều tốt đẹp và đáng kinh ngạc, vì đó là một sáng tạo của Thiên Chúa, cũng thế, toàn thể sự hòa hợp các sinh vật trong một không gian xác định sẽ hoạt động như một hệ thống. Cho dù chúng ta không ý thức, chúng ta cũng lệ thuộc vào tổng thể này cho sự sống của chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng, hệ thống sinh thái sẽ tác động trên việc chuyển đổi thán khí điôxít, vào việc tẩy sạch nước, trên việc kiểm soát bệnh tật và dịch bệnh, cho việc tạo đất đai, phân hóa các rác thải và tác động trên nhiều bình diện khác mà chúng ta quên hay chưa suy nghĩ tới. Nhiều người, một khi hiểu biết được điều này, ý thức rằng chúng ta sống và hoạt động dựa trên nền tảng một thực tại đã được ban cho chúng ta trước, trước cả khả năng và hiện sinh của chúng ta. Vì thế khi người ta nói về “việc sử dụng lâu dài”, phải luôn ý thức đến khả năng tái tạo mỗi một hệ thống môi sinh trong nhiều lãnh vực và phương diện khác nhau.
141. Mặt khác, việc phát triển kinh tế hướng về việc tạo những máy móc tự động và “đồng nhất hóa – homogenisieren” với mục đích, giảm bớt chuyển động và giảm bớt giá thành. Vì thế cần đến một sinh thái học kinh tế, có khả năng nhìn một cách tổng quát thực tại. Vì “việc bảo vệ môi trường cũng phải được hội nhập vào tiến trình phát triền và không được nhìn một cách đơn độc” [114]. Nhưng đồng thời, hiện tại cần phải có một thuyết nhân bản, bao gồm nhiều lãnh vực kiến thức khác nhau – trong đó có cả kinh tế – để có được một cái nhìn trọn vẹn và bao quát. Ngày nay, việc phân tích vấn đề môi trường không thể tách rời một sự khảo sát môi trường sống của con người, liên hệ gia đình, các điều kiện lao động và liên hệ trong thành phố cũng như liên hệ con người với chính mình, qua đó xác định người đó liên hệ với kẻ khác và với môi trường. Có một liên hệ hỗ tương giữa hệ thống môi sinh và những thế giới khác trong xã hội và theo cách này cho thấy một lần nữa “toàn thể đứng trên từng phần” [115]
142. Nếu tất cả vạn vật đều liên kết với nhau, tình trạng các cơ chế của một xã hội cũng đều có những hệ luận về môi trường và về phẩm chất đời sống con người : “Mọi việc làm thương tổn sự liên đới và tình thân xã hội đều gây những tổn thất cho môi trường” [116]. Theo nghĩa này, khoa môi sinh xã hội cần phải có cơ chế và dần dần đến những chiều kích khác nhau bắt đầu từ những yếu tố xã hội cơ bản của gia đình, tiến đến cộng đồng địa phương và đất nước, cho đến đời sống quốc tế. Ngay chính trên mỗi bình diện xã hội và giữa nhau, hình thành các cơ chế, qui định các liên hệ giữa con người. Tất cả những gì làm tổn hại các cơ chế này, đều đưa đến những hậu quả tai hại : tỉ như đánh mất sự tự do hay xảy ra những điều bất công và bạo lực. Nhiều quốc gia đều dựa vào nền tảng các cơ chế được thiết lập, từ giá trị của quần chúng khổ đau và do lợi ích của những người lợi dụng tình trạng của vật chất. Dù ngay trong quản lý nhà nước, cũng như trên nhiều bình diện khác nhau của cộng đoàn xã hội hay giữa những !iên lạc của dân chúng, người ta cũng thu thập được nhiều thái độ khác xa lề luật. Những lề luật này được viết rất đúng, nhưng thường là những chữ chết. Người ta có thể hy vọng rằng những qui định và các luật lệ tương đối cho môi trường thực sự có hiệu quả hay không ? Tỉ như chúng ta biết nhiều quốc gia, có những lề luật rõ ràng để bảo vệ các cánh rừng, nhưng rồi cũng có những nhân chứng câm lặng cho việc thường xuyên vi phạm các lề luật đó. Ngoài ra, điều diễn ra trong miền khác, trực tiếp hay gián tiếp, tạo ảnh hưởng đến các vùng khác. Tỉ như, việc tiêu thụ ma túy trong các xã hội giàu sang, sẽ đưa đến câu hỏi rõ ràng và cấp thiết về vấn đề sản xuất đến từ các vùng nghèo đói, nơi các cách liên hệ đã sa đọa, tàn phá đời sống con người và cuối cùng hủy hoại cả môi trường chung quanh.
 
II. MÔI SINH HỌC VĂN HÓA
143. Cận kề gia sản tự nhiên, còn có gia sản lịch sử, nghệ thuật và văn hóa, tất cả đều bị hăm dọa. Đó là một phần căn tính chung của một vị trí và là nền tảng cho việc xây dựng một thành phố có thể trú ngụ được. Không kể đến việc tàn phá một điều gì đó hay xây dựng những thành phố mới có nhiều sinh thái hơn, nhưng để ở thì không thích thú mấy. Lịch sử, văn hóa và kỹ thuật xây dựng của một vị trí cũng phải được tính toán, để có thể bảo đảm được căn tính nguyên thủy của nó. Vì thế môi sinh học cũng phải chú tâm đến việc chăm sóc sự phong phú văn hóa của nhân loại theo nghĩa rộng nhất. Cách trực tiếp nhất, khi phân tích các vấn đề liên hệ đến môi sinh học, cũng phải chú tâm đến văn hóa địa phương, trong đó, người ta phải kết hợp ngôn ngữ của khoa học –kỹ thuật đối thoại với ngôn ngữ của dân chúng. Khi chú tâm đến liên hệ của con người với môi sinh, thì không thể loại bỏ văn hóa được, và không những chú tâm đến các đài kỷ niệm của quá khứ, nhưng còn đặc biệt chú tâm đến ý nghĩa sống động, năng nổ và chia sẻ.
144. Cái nhìn tiêu thụ của con người bị thúc đẩy bởi nguồn máy kinh tế toàn cầu hiện hành, có xu hướng tạo những thứ văn hóa đồng nhất với nhau, làm yếu đi sự đa dạng lớn lao về văn hóa như gia sản của nhân loại. Vì thế, người ta cố gắng giải quyết mọi khó khăn bằng việc điều chỉnh dựa theo luật lệ đồng nhất hay với sự tham gia của kỹ thuật năng động, từ đó đưa đền việc chểnh mãng bỏ qua sự đa dạng các vấn đề địa phương, những vấn đề đòi hỏi sự tham gia tích cực của dân chúng. Những tiến trình mới trong phát triển không được hội nhập vào các lược đồ từ bên ngoài xác định, nhưng phải tự phát từ nền văn hóa địa phương. Cuộc sống và thế giới rất năng động, vì thế cách thức chăm sóc mọi thứ cũng phải uyển chuyển và năng động. Những cách giải quyết thuần túy kỹ thuật sẽ gặp nguy hiểm, chỉ chú tâm đến hiện tượng, không đáp ứng đúng với các vấn đề. Cần phải có những đường hướng của luật lệ dân chúng và của các văn hóa; nếu hiểu theo cách thức như thế, thì việc muốn phát triển một nhóm xã hội cần phải nhìn trước tiến trình lịch sử trong đó có một sự cộng tác vững bền về mặt văn hóa, đòi buộc các tác nhân địa phương xuất phát từ văn hóa của chính mình luôn nắm vững vị trí hàng đầu. Ngay cả phẩm chất cuộc sống cũng không thể được thiết đặt, nhưng phải từ giữa thế giới biểu trưng và thói quen, là những thứ xác định cách đặc thù cho môt nhóm người.
145. Biết bao hình thức tập trung để bóc lột và tàn phá môi trường, không những làm cạn kiệt tài nguyên để sống tại địa phương, nhưng còn làm kiệt quệ những khả năng xã hội để giúp có được một cách sống, mà trong một thời gian dài, đã đem lại một căn tính văn hóa cũng như một ý nghĩa cho hiện sinh và sự sống chung. Việc làm biến đi một thứ văn hóa cũng nặng nề như làm biến đi một loài thú hay một loài cây cối. Việc thiết đặt một kiểu sống đơn nhất liên kết với một cách sản xuất có thể còn hại hơn là ảnh hưởng trên hệ thống môi sinh.
146. Theo nghĩa này, cần phải chú ý đến cộng đồng của dân nguyên thủy với văn hóa truyền thống của họ. Họ không phải là số ít giữa nhóm người khác, nhưng họ phải là những người đối thoại căn bản, nhất là khi người ta đưa ra những dự phóng lớn lao đụng chạm đến không gian của họ. Vì đối với họ, mảnh đất không phải là tài sản cho kinh tế, nhưng là hồng ân của Thiên Chúa và của tổ tiên họ đang an nghỉ tại đây ; một không gian thánh, với không gian này họ cùng hoạt động để gìn giữ căn tính và giá trị của họ. Khi họ sống trên mảnh đất của họ, thì chính họ là người gìn giữ nó tốt nhất. Trong nhiều phần trên trái đất, họ là đối tượng bị áp bức để lìa bỏ quê hương để cho mảnh đất này trống trải cho các dự án nông nghiệp và đánh cá, không chú tâm đến những tai hại trên thiên nhiên và văn hóa.
(còn tiếp)
_________________ 
Chú thích :
[114] Rio Declaration on Environment and Development (14 June 1992), Principle 4.
[115] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 237: AAS 105 (2013), 1116.
[116] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 51: AAS 101 (2009), 687.
 

Tác giả: thtscgs

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đức cố Giám mục Phaolô
Đức Cha Nguyễn Văn Hòa
Ông Nội khả kính:
- Đón nhận
- Khích lệ
- Thiết lập Tu Hội TSCG thành Hiệp Hội Công tiến tới Tu Hội Đời ngày 30.11.1994.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây